Kế toán nội bộ công ty xây dựng là một vị trí vô cùng đặc biệt và quan trọng mà mỗi doanh nghiệp xây dựng cần phải có. Tuy nhiên, công việc của kế toán xây dựng không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, ghi chép và lưu trữ sổ sách mà còn hơn thế nữa. Vậy công việc của kế toán này là làm gì? Vị trí này có những đặc thù nào? Hãy cùng Safebooks theo dõi chi tiết dưới bài viết này nhé!
Những thông tin quan trọng:
- Kế toán xây dựng áp dụng giá phù hợp với từng công trình ở mỗi địa điểm, dựa vào dự toán đã lên để xác định lượng tiêu hao nguyên vật liệu… trong công trình, thay vì dựa trên giá trị của công trình.
- Các công việc kế toán xây dựng thường gặp đó là: Đọc dự toán; Tiếp nhận, kiểm tra và hạch toán chứng từ kế toán; Lập báo cáo, kiểm tra đối chiếu; Theo dõi tiến độ nghiệm thu, công nợ, thanh toán; Lưu trữ bộ hồ sơ chứng từ.
Kế toán nội bộ công ty xây dựng cần làm những gì?
Đọc dự toán
Nêu tầm quan trọng của dự toán, vì sao kế toán xây dựng phải biết đọc dự toán?
- Cần đọc kỹ dự toán công trình để nắm bắt được chính xác định mức chi phí, khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình. (Bám sát vào bảng bóc tách chi phí để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có theo định mức quy định).
- Tiếp nhận, kiểm tra và hạch toán chứng từ kế toán
- Kế toán xây dựng sẽ tiếp nhận, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng… Đồng thời có những báo cáo về sự phù hợp giữa tình trạng thực tế với định mức có trong dự toán.
Theo dõi và phân bổ
Theo dõi nhập xuất tồn NVL, ngày công của NLĐ, phân bổ CCDC, TSCĐ, chi phí máy thi công, công nợ thầu phụ
- Công việc kế toán xây dựng tập hợp, phân bổ chi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục công trình. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành hạng mục công trình, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế,
- Nhật ký thi công đối với các máy thi công nhằm xác định chính xác mức tiêu hao nhiên liệu cụ thể đối với các máy phục vụ cho công trình xây dựng.
- Kế toán căn cứ vào bảng bóc tách khối lượng công việc và vật tư tiêu hao để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào theo định mức xây dựng.
Lập báo cáo, kiểm tra đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp và dự toán
- Kế toán xây dựng sẽ lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây dựng, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ban Giám đốc.
- Bên cạnh đó, kế toán còn phải lập báo cáo thuế tháng, quý, và lập báo cáo tài chính cuối năm.
Theo dõi tiến độ nghiệm thu, công nợ, thanh toán của chủ đầu tư
- Kế toán xây dựng sẽ theo dõi chi phí dở dang của từng công trình, hạng mục. Theo dõi doanh thu hoàn thành của từng công trình, hạng mục.
Lưu trữ bộ hồ sơ chứng từ cho từng công trình
- Kế toán xây dựng cần phải sắp xếp, lưu trữ cẩn thận hồ sơ nội bộ, hóa đơn, chứng từ, dự toán, quyết toán, biên bản nghiệm thu bàn giao…. một cách thật khoa học.
Trên đây là mô tả công việc cần làm của kế toán xây dựng. Vậy với những công việc trên thì đặc điểm chung của kế toán xây dựng hiện nay la gì? Hãy cùng Safebooks đến với phần tiếp theo về đặc thù của kế toán nội bộ công ty xây dựng nhé!
Kế toán nội bộ công ty xây dựng có gì đặc thù?
Trong lĩnh vực xây dựng, mỗi công trình sẽ có giá thành khác nhau tùy thuộc vào địa điểm xây dựng. Do đó, kế toán công ty xây dựng là phải áp dụng giá phù hợp với từng công trình ở các địa điểm khác nhau, dựa vào dự toán đã lên để xác định lượng tiêu hao vật liệu, vật tư, máy móc, ngày công, thay vì dựa trên giá trị của công trình.
Mỗi công trình xây dựng kéo dài qua nhiều kỳ làm kế toán, vì vậy kế toán cần tập hợp chi phí và theo dõi chi tiết chi phí sản xuất còn dang dở, cũng như số lượng cụ thể vật tư xuất cho mỗi công trình.
Khi thực hiện xuất vật tư, cần kiểm tra xem có phù hợp với định mức dự toán của công trình hay không. Sau khi hoàn thành công trình, cần có bản nghiệm thu công trình theo từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình. Kế toán sẽ tiến hành xuất hóa đơn GTGT và ghi nhận doanh thu cho công trình vừa mới hoàn thành khi đã có bản nghiệm thu.
Kế toán xây dựng phải áp dụng giá phù hợp với từng công trình ở các địa điểm khác nhau, dựa vào dự toán đã lên để xác định lượng tiêu hao vật liệu, vật tư, máy móc, ngày công, thay vì dựa trên giá trị của công trình.
Giá thành của từng công trình phải theo dõi riêng, mỗi công trình lại có sự khác biệt
Mỗi công trình hoặc hạng mục sẽ có một dự toán riêng, từ đó cho phép tách chi phí cho từng công trình hoặc hạng mục, điều này khác biệt với việc hạch toán trong thương mại. Kế toán xây dựng là phải tập hợp các khoản chi phí cho từng công trình và gán nó vào giá trị tương ứng của công trình đó.
Các loại chi phí này cấu thành giá thầu công trình, gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp. Khi có chi phí đã tập hợp đầy đủ, kế toán xây dựng có thể xác định lượng hoá đơn để đưa quy trình hạch toán kế toán xây dựng, kiểm tra xem lượng hoá đơn này có tương đương với chi phí đã tập hợp hay không.
Khác biệt về địa lý cũng ảnh hưởng tới giá thành
Đặc điểm của kế toán xây dựng là khi xây dựng giá thành phụ thuộc vào địa điểm xây dựng do giá nguyên vật liệu ở mỗi nơi là khác nhau, các chi phí dịch vụ cũng khác đặc biệt còn thêm giá chi phí vận chuyển phụ thuộc vào địa hình từng nơi bởi thế, kế toán phải vận dụng đúng giá hợp lý cho mỗi công trình ở 1 thành thị, địa điểm khác nhau, đồng thời căn cứ vào dự toán để xác định một cách linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác.
Công trình kéo dài qua nhiều kỳ kế toán
Việc công trình xây dựng kéo dài qua nhiều kỳ kế toán, điều đó đòi hỏi kế toán ty xây dựng phải có những cách thức quản lý theo dõi để có thể kiểm soát được tiến độ thi công và sự phân bổ chi phí cho từng giai đoạn hoàn thành.
Bên cạnh đó, phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành nhằm phục vụ cho việc quyết toán giá trị công trình xây dựng trong tương lai.
Bởi vậy kế toán cần chú ý lúc tập hợp chi phí và theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng như kết chuyển chi phí cho từng kỳ kế toán.
Các chi phí cần bám sát theo dự toán
Kế toán xây dựng liên tục theo dõi và bám sát vào dự toán để kiểm tra đối chiếu các chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất. Việc phát sinh các chi phí vượt định mức là trường hợp thường xảy ra tại các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là nếu kế toán không có đủ nghiệp vụ về quản lý. Với những chi phí cao vượt dự toán cần kiểm tra kịp thời để tìm hiểu nguyên nhân và có phương án điều chỉnh nếu cần thiết.
Thời gian hoàn thành kéo dài nên cần cập nhật những thay đổi của chính sách pháp lý (luật thuế, luật xây dựng, luật bảo hiểm…)
Các công trình, dự án có thể có thời gian xây dựng, lắp đặt kéo dài trong nhiều năm. Trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng có thể rơi vào những giai đoạn chuyển giao giữa chính sách pháp lý cũ và mới. Kế toán cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp lý liên quan tới hoạt động kinh doanh của đơn vị để có thể thực hiện đúng theo chính sách pháp luật, tránh để phạt vi phạm hoặc ảnh hưởng tới việc nghiệm thu, bàn giao hoàn thành dự án.
Kế toán theo dõi chi phí dở dang của từng công trình, hạng mục. Theo dõi doanh thu hoàn thành của từng công trình, hạng mục.
Bên cạnh những đặc thù trên thì kế toán xây dựng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình làm việc. Vậy những khó khăn nào mà một nhân viên kế toán hay gặp phải? Hãy cùng Safebooks đến với phần cuối cùng để hiểu rõ hơn nhé.
Những khó khăn lớn nhất khi làm kế toán trong doanh nghiệp xây dựng
Theo Navigos Search, đối với công việc kế toán, dù là làm kế toán tổng hợp hay như thế nào đi nữa. Một nhân viên kế toán xây dựng sẽ gặp rất nhiều thách thức, bao gồm:
- Việc cân đối ngân sách và lập báo cáo thố ng kê về chi tiêu là một thách thức đối với các kế toán vì nhiều doanh nghiệp xây lắp chấp nhận các hợp đồng xây dựng mà không có ước tính.
- Có một số hạng mục sử dụng trong quá trình lập hồ sơ quyết toán không được đưa vào dự toán.
- Vi phạm thuế phát sinh khi vật liệu ước tính bổ sung, VAT và các mặt hàng đã mua được loại bỏ khỏi quyết toán thuế.
- Phần lớn các doanh nghiệp xây dựng nhỏ và vừa mua vật tư, giá rẻ không có hóa đơn nên không có thuế đầu vào, số liệu không chính xác.
- Lao động và nguồn nhân lực cho dự án không được phân công hợp lý và không có hồ sơ, thủ tục rõ ràng
- Trong nhiều tình huống, doanh nghiệp mua các vật tư liên quan đến dự án, nhưng giao chúng trực tiếp cho nhóm mà không gửi biên lai cho bộ phận kế toán để giám sát.
- Xe cộ, máy xúc, công cụ, giàn giáo, vật liệu, vật tư, tài sản khác,… hoàn toàn không quản lý được vì đâu đâu cũng dùng, thất thoát luôn.
- Mặc dù công ty thường chỉ có một nhân viên kế toán để xử lý các thủ tục giấy tờ, bảo hiểm, thuế và các nhiệm vụ liên quan đến kế toán khác, nhưng rõ ràng từ bản mô tả công việc kế toán xây dựng rằng có rất nhiều công việc phải làm. Có rất nhiều áp lực, và kết quả là nhiều người thậm chí đã chuyển đi hoặc từ bỏ công việc của họ.
Tóm lại, tùy thuộc vào đặc thù của công việc mà mỗi ngành nghề sẽ có những khó khăn nhau, và kế toán xây dựng cũng không ngoại lệ. Do đó, đứng trước những thách thức này các công ty cũng như nhân viên kế toán cần đưa ra giải pháp nhằm tối ưu và vượt qua.
Tổng kết
Với các mô tả công việc kế toán xây dựng kể trên đòi hỏi kế toán nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng cần nắm rõ các nghiệp vụ đặc thù, cách hạch toán các chi phí đúng với lĩnh vực doanh nghiệp xây dựng và theo các thông tư nghị định đã đề ra. Nhằm giúp các kế toán xây dựng nội bộ của các doanh nghiệp có thể giải quyết các vướng mắc, hạn chế rủi ro trong công việc, thì có thể tham khảo phần giải pháp công nghệ dành cho mọi doanh nghiệp – Phần mềm kế toán Safebooks.vn.
Phần mềm Safebooks.vn sẽ giúp cho các kế toán xây dựng có đầy đủ các thông tin về báo cáo, sổ sách và phân tích của dự án, giúp cho nhà kế toán tiết kiệm được thời gian trong việc đánh giá hiệu quả công trình.