NHỮNG LƯU Ý KHI LẬP BCTC CHO DOANH NGHIỆP KHÔNG PHÁT SINH DOANH THU

Ngày đăng: 28/12/2022 04:48 PM

Nội dung bài viết

    Theo Khoản 4, Điều 6, Luật kế toán 2015 quy định rằng:Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời.”

    Đồng thời, tại Khoản 1, Điều 10 thuộc Thông tư số 156/2013/TT-BTC cũng đề cập tới trường hợp doanh nghiệp không phát sinh nghĩa vụ thuế như sau:

    "Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này."

    Cho thấy các loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động ở tất cả lĩnh vực ngành kinh tế đều có nghĩa vụ nộp Báo cáo tài chính theo quy định của Pháp luật. Kể cả không ngoại trừ các trường hợp liên quan đến không phát sinh doanh thu, chi phí.

    Báo cáo tài chính gồm những giấy tờ nào?

    Theo quy định hiện nay, về cơ bản Báo cáo tài chính cần chuẩn bị những giấy tờ sau, bao gồm:

    - Khai quyết toán thuế: Quyết toán thuế TNCN và tờ khai quyết toán thuế TNDN;

    - Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối tài khoản;

    - Các phụ lục đi kèm: Thuyết minh BCTC, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

    Vậy nếu doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp mới thành lập chưa đi vào hoạt động, hay doanh nghiệp thuộc trường phải lập BCTC mà chưa phát sinh số liệu thì làm BCTC như thế nào?

    Đối với các doanh nghiệp vừa thành lập và chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu, chưa phát hành hóa đơn,… thì vẫn phải ghi lại đầy đủ chi tiết các khoản phí liên quan đến việc thành lập. Lưu ý đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình lập báo cáo không phát sinh doanh thu. Các khoản chi phí mà doanh nghiệp cần lưu ý bao gồm:

    • Khoản thanh toán dịch vụ thành lập, biên lai về đăng ký doanh nghiệp; 
    • Khoản phí thuê văn phòng, phân xưởng;
    • Khoản phí mua sắm cơ sở vật chất (bàn ghế, máy tính, văn phòng phẩm…);
    • Khoản phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty,…

    Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp bắt buộc đầu tư nhiều và chưa có doanh thu. Các khoản phí được kể trên sẽ bù trừ vào khoản lãi trong 5 năm hoạt động tiếp theo của tổ chức. Do đó,  sẽ giúp doanh nghiệp giảm số thuế TNDN cần phải nộp một cách chính đáng. 

    Tuy nhiên, chỉ cần phát sinh 2 đối tượng kế toán đối ứng nhau là doanh nghiệp đã có số liệu lập báo cáo. Ví dụ:

    Trong quá trình doanh nghiệp được thành lập có chi ra một số khoản liên quan đến chi phí thành lập. Tổ chức có đầy đủ hóa đơn thành lập, biên lai lệ phí về đăng ký doanh nghiệp thì đây chính là khoản phí cần ghi sổ kế toán. Do đó, các đối tượng kế toán phát sinh sẽ là khoản phí (TK 642) và tiền (TK 111 hoặc 112).

    Sau khi đã được cấp phép đăng ký thành lập và đi vào hoạt động thì tổ chức cần tiến hành góp vốn theo đúng quy định. Như vậy là đã có đối tượng kế toán về vốn chủ sở hữu (TK 411) và tài sản (TK 111 hoặc 112, 211…).

    Nếu như doanh nghiệp không thuộc đối tượng miễn lệ phí môn bài thì cần phải khai báo và nộp lệ phí này. Như vậy có thêm đối tượng kế toán về phải trả ngân sách nhà nước (TK 3339), tiền (TK 112), và chi phí (TK 642).

    Nếu doanh nghiệp đã mở tài khoản ngân hàng và cần duy trì tài khoản thì đã phát sinh đối tượng kế toán về tiền hoặc vốn chủ sở hữu. Cuối cùng, nếu doanh nghiệp đã mua chữ ký số thì đương nhiên phát sinh chi phí và tiền.

    Sau năm thành lập doanh nghiệp phải nộp thêm lệ phí môn bài (Nợ 642/Có 3339, khi nộp Nợ 3339/Có 112). Hàng tháng phát sinh các khoản phí dịch vụ (Nợ 642/Có 112), lãi tiền gửi không kỳ hạn (Nợ 112/Có 515).

    Chính vì thế, từ những thông tin quan trọng ở trên doanh nghiệp có thể nắm được những điểm lưu ý về các loại giấy tờ nhằm hoàn thành bộ BCTC một cách hoàn chỉnh, dù chưa phát sinh số liệu trong giai đoạn đầu. Hãy thực hiện đúng các quy định và đừng chậm trễ để tránh những biện pháp xử phạt không đáng có trong việc nộp trễ BCTC.

    Đăng ký thông tin để nhận ngay bản dùng thử tại đây

    Đăng ký dùng thử miễn phí

    Bạn vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin, SafeBooks sẽ liên hệ ngay với bạn

    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập mã số thuế
    Tính năng nổi bật của phần mềm kế toán thuế mới nhất
    Tính năng nổi bật của phần mềm kế toán thuế mới nhất
    July 26, 2024, 3:28 pm
    Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất và 4 lưu ý quan trọng
    Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất và 4 lưu ý quan trọng
    July 24, 2024, 2:30 pm
    Kế toán nội bộ là gì? Các công việc kế toán nội bộ thường làm
    Kế toán nội bộ là gì? Các công việc kế toán nội bộ thường làm
    July 24, 2024, 11:48 am
    Kinh nghiệm giải trình khi thanh tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp
    Kinh nghiệm giải trình khi thanh tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp
    July 10, 2024, 4:40 pm
    Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam năm 2024
    Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam năm 2024
    July 10, 2024, 4:07 pm
    Các thủ thuật Excel hữu ích kế toán thường dùng
    Các thủ thuật Excel hữu ích kế toán thường dùng
    July 8, 2024, 11:28 am