Hướng dẫn cụ thể về cách hạch toán kế toán sản xuất theo thông tư 200

Ngày đăng: 27/05/2024 11:46 AM

Nội dung bài viết

    Bạn đang tìm hiểu về cách hạch toán kế toán sản xuất? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về cách hạch toán kế toán sản xuất theo Thông tư 200. Từ nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, cho đến sản phẩm cuối cùng, mỗi bước đều cần được ghi chép cẩn thận để đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Hãy cùng Safebooks khám phá các bước thực hiện cụ thể trong bài viết dưới đây.

    1. Tầm quan trọng của việc hạch toán kế toán trong công ty sản xuất

    Kế toán sản xuất là một nhánh của ngành kế toán, chuyên về việc theo dõi, ghi chép và quản lý các hoạt động tài chính trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất. Trách nhiệm của kế toán sản xuất bao gồm việc ghi chép đầy đủ và chính xác các thông tin về nguyên liệu, thiết bị, lao động và các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất. Điều này giúp ban điều hành doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc về hiệu suất sản xuất, doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

    Công việc của kế toán sản xuất bao gồm:

    • Tính toán giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán: Dựa trên định mức nguyên vật liệu, vật tư, lao động, khấu hao tài sản, kế toán sản xuất tính toán giá thành sản phẩm và giá vốn hàng bán.
    • Theo dõi và ghi chép đầy đủ, chính xác nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, sản phẩm thành phẩm tại bộ phận sản xuất: Kế toán sản xuất phải kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu hàng hóa, nguyên vật liệu của công ty và cập nhật số liệu hàng ngày.
    • Quản lý kho sản xuất: Tổ chức sắp xếp, phân loại nguyên liệu, hàng hóa tại kho sao cho gọn gàng, dễ tìm và tiết kiệm chi phí. Kiểm tra và rà soát các công tác xuất kho và nhập vào các nguyên vật liệu, hàng hóa.

    Hiểu rõ các quy trình kế toán trong công ty sản xuất là việc cực kỳ quan trọng. Điều này giúp kế toán viên có thể tính toán chính xác những sai sót, thiếu hụt hay phát sinh ở bước nào và xác định trách nhiệm cho bộ phận nào.

    Xem thêm:

    Kế Toán Sản Xuất Là Gì? Những Thông Tin Phải Biết Về Kế Toán Sản Xuất

    2. Quy trình hạch toán công ty sản xuất

    Quá trình hạch toán kế toán sản xuất và hạch toán công ty sản xuất cần tuân thủ ba nguyên tắc chính: hợp pháp, hợp lý và hợp lệ. Quy trình hạch toán kế toán sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các nguyên tắc này.

    Bước 1: Thu thập hóa đơn, chứng từ Hóa đơn 

    Bước đầu tiên của quy trình kế toán là thu thập các chứng từ hóa đơn của doanh nghiệp. Theo đó, yêu cầu đối với hóa đơn chứng từ: hợp pháp, hợp lý và hợp lệ, cụ thể như sau:

    • Hóa đơn để hạch toán công ty sản xuất theo nguyên tắc hợp pháp: Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đã được đăng ký và được chấp nhận cho phép phát hành bởi cơ quan thuế. Đối với những hóa đơn doanh nghiệp tự in, thì hóa đơn cần phải theo mẫu quy định và được chấp nhận bởi cơ quan thuế. 
    • Hóa đơn theo nguyên tắc hợp lệ: Hóa đơn thể hiện đầy đủ nội dung và những chỉ tiêu cần có trên hóa đơn. Bao gồm: họ tên người mua, người bán, địa chỉ doanh nghiệp và mã số thuế, cùng với ngày, tháng, năm lập hóa đơn. Hóa đơn thể hiện hình thức thanh toán. Thể hiện số thứ tự và đơn vị tính của loại hàng hóa, tên sản phẩm hàng hóa dịch vụ, giá thành trên mỗi hàng hóa/dịch vụ, số lượng và thành tiền. Cuối cùng, hóa đơn tổng hợp số tiền thanh toán, trong đó bao gồm thuế suất và thuế GTGT. Hóa đơn có chữ ký của người bán, người mua, giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) có đóng dấu. Hóa đơn được lập theo đúng những nguyên tắc quy định của Thông tư số 39/2014/TT-BTC. 
    • Hóa đơn đảm bảo tính hợp lý: Nghĩa là nội dung trên hóa đơn thể hiện đúng với nội dung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Thu thập chứng từ ngân hàng Thu thập chứng từ ngân hàng bao gồm: Giấy báo nợ, ủy nhiệm chi, séc; Giấy báo có và Phiếu hạch toán ngân hàng.
    • Các chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước Các chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước bao gồm: Thuế TNDN; Thuế GTGT; Thuế TNCN.

    Bước 2: Tiến hành nhập chứng từ vào sổ phản ánh qua những bút toán 

    Đây là giai đoạn kế toán sản xuất định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bao gồm:

    • Các hóa đơn và chứng từ. 
    • Các giấy tờ, chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước. 
    • Các bảng lương, bảng phân bổ của doanh nghiệp. 

    Bước 3: Tập hợp các khoản chi phí của doanh nghiệp 

    Dựa vào các hóa đơn và chứng từ được tập hợp, kế toán sản xuất sẽ sẽ tiến hành tính chi phí, hạch toán công ty sản xuất, lên sổ sách như sau:

     

    Các khoản chi phí

    Nội dung

    Tài khoản

    Khoản lương

    Bảng tính lương phải trả cho nhân viên sản xuất và nhân viên văn phòng của công ty

    Các khoản nợ TK 642

    Khoản nợ TK 622/1542      

    Có TK 334

    Chi phí trích bảo hiểm

    Các khoản nợ TK 642  

    Các khoản nợ TK 622/1542

    Các khoản nợ TK 334   

    Có TK 338

     

    Chi phí khấu trừ thuế TNCN

    Các khoản nợ TK 334   

    Có TK 3335

     

    Thanh toán lương cho nhân viên

    Các khoản nợ TK 334   

    Có TK 111/112

     

    Bảng chi phí khấu hao Tài sản cố định

    Chi phí khấu hao cho bộ phận văn phòng

    Nợ TK 642   

    Có TK 214

     

    Chi phí khấu hao cho bộ phận sản xuất

    Nợ TK 627/1543   

    Có TK 214

    Bảng phân bổ

    Phân bổ cho bộ phận văn phòng

    Nợ TK 642   

    Có TK 242

     

    Phân bổ cho bộ phận sản xuất

    Nợ TK 627/1543   

    Có TK 242

    Tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm

    Tập hợp chi phí nguyên vật liệu

    Nợ TK 621/1541   

    Có TK 1521   

    Có TK 1522

     

    Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ và nhiên liệu (Nếu có)

    Nợ TK 627/1543   

    Có TK 1523   

    Có TK 153

    Kết chuyển sang chi phí 154 (Áp dụng cho các DN sử dụng theo TT 200/2014/TT-BTC)

    Nợ TK 154   

    Có TK 621   

    Có TK 622   

    Có TK 627

     

    Nhập kho thành phẩm hoàn thành trong kỳ

     

    Nợ TK 155   

    Có TK 154

    Tập hợp giá vốn hàng xuất bán thành phẩm

     

    Nợ TK 632   

    Có TK 155

    Các bút toán kết chuyển

    Kết chuyển thuế GTGT trong kỳ

    Nợ TK 3331   

    Có TK 133

    Kết chuyển các khoản doanh thu

    Nợ TK 511

    Nợ TK 515

    Nợ TK 711   

    Có TK 911

     

    Kết chuyển các khoản chi phí

    Nợ TK 911   

    Có TK 632   

    Có TK 635   

    Có TK 642   

    Có TK 811

     

    Xác định kết quả kinh doanh (Trong trường hợp doanh nghiệp lãi)

    Nợ TK 911   

    Có TK 421

     

    Xác định kết quả kinh doanh (Trong trường hợp doanh nghiệp lỗ)

    Nợ TK 421   

    Có TK 911

     

     

     

    3. Hướng dẫn cụ thể về cách hạch toán kế toán sản xuất theo thông tư 200

    Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán cho Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất, việc quản lý chi phí và tính giá thành cho các sản phẩm nhập kho là một khâu đặc biệt quan trọng và phức tạp. Để giúp các kế toán hiểu rõ hơn về chi phí sản xuất, chúng tôi xin gửi đến bạn hướng dẫn về cách hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm.

    Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được định khoản như sau:

    • Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi: 
      • Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp 
      • Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
    • Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi: 
      • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung 
      • Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
    • Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi: 
      • Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp 
      • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung 
      • Có TK 334 – Phải trả CNV.
    • Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi: 
      • Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp 
      • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung 
      • Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.
    • Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi: 
      • Nợ TK 334 – Phải trả CNV 
      • Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.
    • Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi: 
      • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung 
      • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
    • Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi: 
      • (1) Nợ TK 142 /242 – Chi phí trả trước 
      • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (100% giá trị). 
      • (2) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung 
      • Có TK 242 – Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).
    • Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi: 
      • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung 
      • Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
    • Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí điện nước, tiếp khách, ghi: 
      • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung 
      • Có TK 111, 112, 331.
    • Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi: 
      • Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp 
      • Nợ TK 627 – Chi phí SX chung 
      • Có TK 335 – Chi phí phải trả.
    • Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi: 
      • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung 
      • Có TK 335 – Chi phí phải trả.

    BÚT TOÁN CUỐI KỲ

    Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

    a) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

    • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
    • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí NVL trên mức bình thường)
    • Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

    b) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

    • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
    • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí nhân công trên mức bình thường)
    • Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

    c) Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường thì cuối kỳ, kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung (chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định) cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

    • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
    • Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

    d) Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

    • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
    • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm)
    • Có TK 627- Chi phí sản xuất chung.

    đ) Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, ghi:

    • Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
    • Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

    e) Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:

    • Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
    • Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
    • Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

    g) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sang TK 154, khi xác định được chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không được tính vào trị giá hàng tồn kho) mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:

    • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
    • Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (trường hợp đã kết chuyển chi phí từ TK 621, 622, 627 sang TK 154).

    h) Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi:

    • Nợ TK 155 – Thành phẩm
    • Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

    i) Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dùng nội bộ ngay hoặc tiếp tục xuất dùng cho hoạt động XDCB không qua nhập kho, ghi:

    • Nợ các TK 641, 642, 241
    • Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

    k) Trường hợp sau khi đã xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, nếu nhận được khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) liên quan đến nguyên vật liệu đó, kế toán ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đối với phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang:

    • Nợ các TK 111, 112, 331,….
    • Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang)
    • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

    l) Kế toán sản phẩm sản xuất thử:

    Các chi phí sản xuất sản phẩm thử được tập hợp trên TK 154 như đối với các sản phẩm khác. Khi thu hồi (bán, thanh lý) sản phẩm sản xuất thử, ghi:

    • Nợ các TK 111, 112, 131
    • Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
    • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

    Kết chuyển phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử:

    • Nếu chi phí sản xuất thử cao hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi tăng giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi:
      • Nợ TK 241 – XDCB dở dang
      • Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
    • Nếu chi phí sản xuất thử nhỏ hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi giảm giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi:
      • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
      • Có TK 241 – XDCB dở dang.

    m) Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng (sản phẩm điện, nước…), ghi:

    • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
    • Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

    Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

    a) Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:

    • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
    • Có TK 631 – Giá thành sản xuất.

    b) Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:

    • Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
    • Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

    Xem thêm:

    Cách tính giá thành sản phẩm đầy đủ và chi tiết trong quản lý sản xuất kinh doanh

    Thông tin cần biết về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

    4. Kết luận

    Trong bài viết này, Safebooks đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về cách hạch toán kế toán sản xuất theo thông tư 200 để bạn có thể tự tin hơn trong việc quản lý tài chính cho doanh nghiệp của mình. Hãy nhớ rằng, việc hiểu rõ và tuân thủ đúng các quy định về hạch toán kế toán không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật. Nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúc bạn thành công trong việc áp dụng những kiến thức đã học được từ bài viết này.

    Xem thêm:

    Phần mềm kế toán sản xuất

    Phần mềm kế toán sản xuất hỗ trợ cho doanh nghiệp

    Các nghiệp vụ kế toán sản xuất chuyên dùng trong doanh nghiệp

    Đăng ký dùng thử miễn phí

    Bạn vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin, SafeBooks sẽ liên hệ ngay với bạn

    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập mã số thuế
    Tính năng nổi bật của phần mềm kế toán thuế mới nhất
    Tính năng nổi bật của phần mềm kế toán thuế mới nhất
    July 26, 2024, 3:28 pm
    Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất và 4 lưu ý quan trọng
    Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất và 4 lưu ý quan trọng
    July 24, 2024, 2:30 pm
    Kế toán nội bộ là gì? Các công việc kế toán nội bộ thường làm
    Kế toán nội bộ là gì? Các công việc kế toán nội bộ thường làm
    July 24, 2024, 11:48 am
    Kinh nghiệm giải trình khi thanh tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp
    Kinh nghiệm giải trình khi thanh tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp
    July 10, 2024, 4:40 pm
    Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam năm 2024
    Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam năm 2024
    July 10, 2024, 4:07 pm
    Các thủ thuật Excel hữu ích kế toán thường dùng
    Các thủ thuật Excel hữu ích kế toán thường dùng
    July 8, 2024, 11:28 am