Các nghiệp vụ kế toán sản xuất chuyên dùng trong doanh nghiệp

Nội dung

Sản xuất là một hoạt động quan trọng đối với nền kinh tế, hoạt động này tạo ra các tài sản mới cho xã hội. Từ góc độ quản trị doanh nghiệp thì việc tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất cũng hết sức phức tạp. Điều này đòi hỏi kế toán trong doanh nghiệp sản xuất cần có trình độ chuyên môn cao và hiểu rõ hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp để có thể thực hiện việc quản trị một cách hiệu quả nhất.

Vậy các nghiệp vụ kế toán sản xuất trong doanh nghiệp gồm những gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

Ảnh minh họa: Các nghiệp vụ kế toán sản xuất trong doanh nghiệp

Các tài khoản thường xuyên sử dụng khi hạch toán các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp sản xuất theo thông tư 133 và thông tư 200

Kế toán sản xuất là một phần quan trọng của hệ thống kế toán tổng hợp, nơi các giao dịch liên quan đến sản xuất được ghi nhận và báo cáo. Nghiệp vụ kế toán sản xuất liên quan đến việc ghi nhận và kiểm soát thông tin tài chính trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. 

Bên cạnh đó, hạch toán trong kế toán sản xuất là quá trình ghi nhận các giao dịch và sự kiện liên quan đến sản xuất vào hệ thống kế toán. Dưới đây là các tài khoản thường xuyên sử dụng khi hạch toán các nghiệp vụ kế toán theo thông tư 133 và 200. 

Tên tài khoảnSố hiệu tài khoản theo thông tư 133Số hiệu tài khoản theo thông tư 200
Tiền mặt111111
Tiền gửi ngân hàng112112
Chi phí trả trước242242
Nguyên vật liệu152152
Công cụ dụng cụ153153
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang154154
Thành phẩm155155
Tài sản cố định211211
Hao mòn tài sản cố định214214
Chi phí bán hàng6421641
Chi phí quản lý doanh nghiệp6422642
Giá vốn hàng bán632632

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

Các nghiệp vụ trong doanh nghiệp sản xuất theo thông tư 200

Anh Hoàng Nguyên với kinh nghiệm làm ở vị trí kế toán trưởng cho doanh nghiệp sản xuất hàng đầu Việt Nam chia sẻ: “Để thực hiện kế toán sản xuất hiệu quả, bạn cần hiểu rõ các giai đoạn của quy trình sản xuất, từ mua nguyên vật liệu đầu vào đến sản xuất thành phẩm và tiêu thụ. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về toàn bộ quy trình và biết cách ghi nhận đúng các giao dịch liên quan.

Ảnh minh họa: Các nghiệp vụ trong doanh nghiệp sản xuất theo thông tư 200

Các nghiệp vụ liên quan đến mua nguyên vật liệu

Trường hợp mua nguyên vật liệu trả tiền ngay

Nợ TK 152: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL

Nợ TK 1331: VAT thường là 10%

        Có TK 111,112, 141: Tổng số tiền phải trả/đã trả NCC

Trường hợp mua nguyên vật liệu công nợ (trả sau)

Nợ TK 1521: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL

Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%

Có TK 331: Tổng số tiền phải trả nhà cung cấp.

Khi thanh toán tiền

Nợ TK 331: Tổng số tiền phải trả nhà cung cấp

Có TK 111 (nếu trả tiền mặt), 112 (nếu trả qua ngân hàng)

Trường hợp đã nhận được hóa đơn của NCC nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến kho

a) Cuối tháng kế toán ghi

Nợ TK 151: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL

Nợ TK 1331: VAT

         Có TK 111,112,331,141: Tổng số tiền phải trả/đã trả NCC

b) Qua đầu tháng khi NVL về tới kho

Nợ TK 1521

        Có TK 151

Mua nguyên vật liệu xuất thẳng cho SX (Không qua kho )

a) Mua NVL không qua kho trả tiền ngay

Nợ TK 154: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL

Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%

      Có TK 111;112 Có TK 111,112, 141: Tổng số tiền phải trả/đã trả NCC

b) Mua NVL Xuất thẳng không qua kho chưa trả tiền

Nợ TK 154 giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL

Nợ TK 1331 VAT, thường là 10%

       Có TK 331 Nợ tiền nhà cung cấp chưa trả

Nợ TK 331: Số tiền phải trả

       Có TK 111;112: Số tiền đã trả

Trả nguyên vật liệu cho nhà cung cấp

Kho hàng là nơi lưu trữ các sản phẩm đã sản xuất và sẵn sàng cho việc giao hàng hoặc tiếp tục giai đoạn sản xuất tiếp theo. Khi nhập kho đơn giá nào thì xuất kho trả với đơn giá đó, hạch toán ngược lại lúc nhập kho

Nợ TK 331, 111, 112

       Có TK 152

       Có TK 1331

– Thu lại tiền (nếu có)

Nợ TK 111,112

        Có TK 331

Chiết khấu thương mại được hưởng từ nhà cung cấp

a) Được NCC giảm vào tiền nợ phải trả

Nợ TK 331

      Có TK 152

      Có TK 1331

b) Được NCC trả lại bằng tiền

Nợ TK 111, 112

       Có TK 152

       Có TK 1331

c) Hoặc DN có thể hạch toán vào thu nhập khác

Nợ TK 331

          Có TK 711

 Các nghiệp vụ mua công cụ dụng cụ

Mua công cụ dụng cụ trả tiền ngay

Nợ 242 ( CCDC ngắn hạn; dài hạn )

Nợ TK 1331 Thuế VAT ( Thường là 10%)

         Có TK 111;112 ( tiền mặt, tiền ngân hàng )

Mua công cụ dụng cụ chưa trả tiền ngay

Nợ TK 242 ( CCDC ngắn hạn; dài hạn )

Nợ TK 1331 Thuế VAT ( Thường là 10%)

         Có TK 331 ( công nợ chưa trả tiền ngay )

Mua công cụ dụng cụ nhập kho

a)  Mua công cụ dụng cụ nhập kho trả tiền ngay

Nợ TK 153 Giá mua công cụ dụng cụ chưa thuế

Nợ TK 1331 V2

Mua TSCĐ chưa trả tiền ngay

Nợ Tk 211 ( nguyên giá, giá mua + chi phí khác liên quan )

Nợ TK 1331

Có TK 331

Trả tiền mua TSCĐ

Nợ TK 331 Giá phải trả

       Có TK 112;341

Các nghiệp vụ xuất công cụ dụng cụ trong kho mang đi sản xuất (phân bổ)

Nợ TK 242: Số tiền phân bổ hàng kỳ

Có TK 153: Số tiền phân bổ hàng kỳ

Xuất NVL mang đi sản xuất (theo định mức nếu có) 154

* Giả sử 154 gồm: 1541 NVL ; 1542 CPNC ; 1543 CCDC (phân bổ) ; 1544 TSCĐ (phân bổ) 1545 chi phí SXC

Nợ TK 154

      Có TK 152;242;214;334;3383;3384;3385 ;111;112;331;335; 153

Trường hợp nếu có phế liệu thu hồi nhập kho

Nợ TK 152 NVL

Có TK 154 Chi phí SXKD Dở dang

Thành phẩm hoàn thành nhập kho (giá trị thành phẩm)

Nợ TK 155: Số lượng thành phẩm hoàn thành

       Có TK 154 : Chi phí SXKD Dở dang

Bán thành phẩm

Giống như các nghiệp vụ khác, việc bán thành phẩm trong nghiệp vụ kế toán sản xuất cũng mang ý nghĩa quan trọng.

Bán thành phẩm thu tiền ngay

Nợ TK 111,112: tổng số tiền phải thu/đã thu của KH

      Có TK 5112: tổng giá bán chưa VAT

        Có TK 33311: VAT đầu ra, thường là 10%

Bán thành phẩm chưa thu tiền

Nợ TK 131 : tổng số tiền phải thu/chưa thu của KH

        Có TK 5112: tổng giá bán chưa VAT

        Có TK 33311: VAT đầu ra, thường là 10%

Thu tiền công nợ

Nợ TK 111 ( thu bằng tiền mặt), 112 (thu qua ngân hàng)

          Có TK 131 : tổng số tiền phải thu/chưa thu của KH

Ghi nhận giá vốn

Định giá sản phẩm trong kế toán sản xuất là quá trình xác định giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất. Tùy theo DN chọn phương pháp tính giá xuất kho nào mà phần mềm chạy theo nguyên tắc đó (thường lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền)

Nợ TK 632

 Có TK 155

Các khoản giảm trừ doanh thu

a) Chiết khấu thương mại

Khi khách hàng mua đạt tới một mức nào đó thì DN có chính sách chiết khấu cho KH

– Trường hợp KH mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hóa đơn GTGT” hoặc “Hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng.

– Trường hợp KH không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.

Nợ TK 521

Nợ TK 33311

       Có TK 131,111,112

– Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu .

b) Hàng bán bị trả lại

– Ghi giảm doanh thu, công nợ phải thu KH: bán giá nào thì ghi giảm công nợ giá đó

Nợ TK 521: giá bán chưa VAT

Nợ TK 33311: VAT

         Có TK 131,111,112: tổng số tiền phải trả/đã trả lại cho KH

– Giảm giá vốn: xuất kho giá nào thì bây giờ ghi giá đó

Nợ TK 155

      Có TK 632

– Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại

Nợ TK 641

Nợ TK 1331

         Có TK 331, 111,112…

c) Giảm giá hàng bán

Nợ TK 521

Nợ TK 33311

     Có TK 111,112,131

Các bút toán hạch toán chi phí doanh nghiệp

Chi phí sản xuất bao gồm các thông tin về chi phí nguyên vật liệu, công nhân, máy móc và các chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất.

Các bút toán hạch toán chi phí doanh nghiệp thường bao gồm thuế môn bài, tiền lương, các chi phí bảo hiểm,…

Hạch toán thuế môn bài

* Hạch toán chi phí thuế môn bài

Nợ TK 642 : Tài khoản chi phí thuế môn bài

       Có TK 3338 Tài khoản thuế môn bài

* Nộp thuế môn bài

Nợ TK3338

        Có TK 111;112

Hạch toán tiền lương

• Hạch toán chi phí lương

Nợ TK 642/641/727/623/622 Tài khoản chi phí

    Có TK 334: Phải trả người lao động

Trích các khoản bảo hiểm và kinh phí công đoàn

* Trích tính vào chi phí doanh nghiệp

Nợ TK 642/641/727/623/622  Tài khoản chi phí

Có TK 3383, 3384, 3385, 3386

• Trích vào tiền lương công nhân viên cả bộ phận SX

Nợ TK 334

Có TK 3383,3384,3385

Khấu trừ thuế TNCN

Nợ TK 334

Có TK 335

Trả lương

Nợ TK 334 (Trừ các khoản trích vào chi phí lương) trả cả bộ phận SX

        Có TK 111, 112

Tài khoản phân bổ chi phí CCDC – TSCĐ vào chi phí quản lý

Nợ TK 642 Tài khoản nhận chi phí

Có TK 242,214 ,153

Các chi phí khác của doanh nghiệp hạch toán thẳng vào 642

Nợ TK 642

Nợ TK 1331

         Có TK 111,112,141,331

Các bút toán cuối kỳ

  • Kết chuyển doanh thu, chi phí
  • Kết chuyển VAT
  • Tính thuế TNDN (tạm tính, cuối năm )

Trên đây là một số những nghiệp vụ kế toán thường gặp trong doanh nghiệp sản xuất. Hi vọng bài viết sẽ giúp các anh/chị ứng dụng được vào công việc thực tế tại doanh nghiệp. Tham khảo thêm về các phần mềm kế toán hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất Tại đây.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *