Quy trình hạch toán kế toán xây dựng theo Thông tư 133 đầy đủ nhất
Xây dựng được đánh giá là một lĩnh vực khó và phức tạp đối với các kế toán. Hệ thống kế toán xây dựng theo Thông tư 133 được ban hành ngày 26/08/2016 là một quy trình hạch toán đầy đủ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nhiều quy mô và lĩnh vực khác nhau. Nắm chắc cách định khoản và vận dụng hạch toán theo chế độ thông tư 133 sẽ giúp rất nhiều trong các công tác kế toán.
Đối tượng áp dụng theo Thông tư 133
Thông tư 133 (TT 133) áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế (trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ do Nhà nước sở hữu, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã).
Ngoài ra, TT 133 này còn có hiệu lực với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc các lĩnh vực đặc thù (chứng khoán, điện lực, bảo hiểm, dầu khí,…) đã được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho chế độ kế toán đặc thù.
Những tài khoản được thêm mới theo Thông tư 133
Theo Thông tư 133, ngoài các tài khoản bị xóa bớt, có 5 loại tài khoản được thêm mới mà các kế toán cần lưu ý:
- Tài khoản 128 (TK 128): Phản ánh tình hình biến động (tăng, giảm) của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
- Tài khoản 136 (TK 136): Tài khoản phải thu nội bộ, phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán của doanh nghiệp với các đơn vị cấp dưới
- Tài khoản 151 (TK 151): Được dùng phản ánh trị giá của những vật tư mua từ bên ngoài, đã thanh toán và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng đang trên đường vận chuyển hoặc chờ kiểm nhận nhập.
- Tài khoản 228 (TK 228): Dùng để phản ánh các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác của doanh nghiệp
- Tài khoản 336 (TK 336): Tài khoản phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả trong nội bộ doanh nghiệp.
Xem thêm: Giải pháp kế toán hiệu quả cho ngành xây dựng
Cách hạch toán cho kế toán xây dựng theo Thông tư 133
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình
Hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng
- Hóa đơn mua nguyên vật liệu
- Phiếu xuất kho (Biên bản giao nhận)
- Phiếu nhập kho
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
- Các chứng chỉ chất lượng mua nguyên vật liệu (nếu cần)
Cách hạch toán theo Thông tư 133
- Hạch toán mua nguyên vật liệu:
Nợ TK 152 (Chi tiết theo từng vật tư: Số lượng, đơn giá)
Nợ TK 1331 (Thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331
- Xuất nguyên vật liệu thi công
Nợ TK 154 (Chi tiết vật tư)
Có TK 152
Chi phí nhân công trực tiếp
Hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng lao động với nhân viên tham gia công trình
- Hồ sơ lao động
- Quy chế tiền lương, tiền thưởng
- Quy chế các quyết định của giám đốc
- Các thủ tục có liên quan tới thuế TNCN
- Bảng chấm công, bảng lương theo quy định của doanh nghiệp
Cách hạch toán theo Thông tư 133
- Cuối tháng tính lương phải trả cho nhân viên, công nhân công trình
Nợ TK 154 (Chi phí nhân công trực tiếp)
Có TK 334
- Các khoản trích BHXH, BHYT và BHTN vào chi phí
Nợ TK 154
Có TK 3383, 3384, 3385
Chi phí máy móc thi công
Chi phí này là phần chi ra dành riêng cho máy móc dùng trong công trình bao gồm: nhiên liệu, khấu hao máy, lương nhân viên vận hành máy, chi phí sửa chữa và bảo dưỡng máy.
Lương dành cho nhân viên vận hành máy móc cần chuẩn bị giấy tờ tương tự như phần chi phí nhân công.
Hồ sơ chi phí nhiên liệu và khấu hao máy bao gồm:
- Hợp đồng, hóa đơn mua máy móc thiết bị
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
- Sổ nhật trình máy (bảng theo dõi ca xe máy)
- Định mức tiêu hao nhiên liệu (do giám đốc ban hành)
Cách hạch toán theo Thông tư 133
- Cuối tháng tính lương phải trả cho nhân viên vận hành máy
Nợ TK 154 (Chi phí nhân công máy thi công)
Có TK 334
- Các khoản trích BHXH, BHYT và BHTN tính vào chi phí
Nợ TK 154
Có TK 3383, 3384, 3385
- Cuối tháng trích khấu hao máy thi công
Nợ TK 154
Có TK 214
- Chi phí xăng dầu cho máy móc hoạt động
Nợ TK 154
Có TK 152
- Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng máy móc
Nợ TK 154
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
Chi phí sản xuất chung cho công trình
Chi phí sản xuất chung của một công trình sẽ bao gồm: chi phí điện nước, lán trại, thuê nhà xưởng, lương quản lý,… và các chi phí khác phát sinh tại công trình.
Hồ sơ bao gồm:
- Hóa đơn điện, nước
- Hóa đơn thuê nhà xưởng
- Phiếu chi
Cách hạch toán theo Thông tư 133
- Cuối tháng tính lương phải trả cho quản lý công trình
Nợ TK 154 (Chi phí sản xuất chung)
Có TK 333
- Các khoản trích BHXH, BHYT và BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí
Nợ TK 154 (Chi phí sản xuất chung)
Có TK 3383, 3384, 3386
- Cuối tháng trích khấu hao tài sản cố định cho bộ phận quản lý công trình
Nợ TK 154
Có TK 214
- Các chi phí chung khác
Nợ TK 154
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
6 lưu ý trong quy trình làm việc của kế toán xây dựng theo Thông tư 133
- Cần phải thông báo với Cơ quan thuế nếu doanh nghiệp muốn sử dụng hệ thống tài khoản theo Thông tư 133
- Doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản cấp 2 và cấp 3 (nếu muốn) mà không cần đề nghị lên Bộ tài chính
- Doanh nghiệp khi muốn bổ sung hay chỉnh sửa tài khoản cấp 1, cấp 3 phải có công văn chấp nhận từ Bộ tài chính
- Hóa đơn nguyên vật liệu thường về chậm hơn so với tiến độ thi công (do đã mua nguyên vật liệu về nhưng hóa đơn chưa xuất ngay lúc đó)
- Phần chi phí chung có nhiều phát sinh. Tuy nhiên nhiều khoản khó lấy hóa đơn
- Thời điểm xuất hóa đơn cần căn cứ theo Biên bản nghiệm thu hoặc theo các hạng mục công trình đã đề ra
Có thể thấy, kế toán xây dựng là một loại hình khá phức tạp và khó khăn. Hi vọng qua bài viết này, các kế toán viên và chủ doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan và nắm chắc hơn về các hạch toán kế toán xây dựng theo Thông tư 133 cũng như các lưu ý để tránh sai sót trong quy trình làm việc.
Safebooks – Giải pháp “vàng” cho kế toán ngành xây dựng
Phần mềm kế toán Safebooks với giải pháp dành riêng cho ngành xây dựng, giúp công việc của kế toán trở lên dễ dàng, chính xác, với những tính năng nội trội:
- Theo dõi chi tiết theo từng công trình: Cho phép kế toán chia công trình xây dựng ra nhiều mã vụ việc, ghi nhận doanh thu chính xác hơn
- Lãi lỗ theo công trình: Cho phép doanh nghiệp theo dõi doanh thu, lãi lỗ, chi phí theo từng vụ việc/công trình riêng biệt
- Tối ưu chi phí: Tự động tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo từng hạng mục, công trình, dự án
- Thu hồi công nợ hiệu quả: Cho phép khai báo hạn thanh toán, giới hạn tiền nợ và thống kê lên báo cáo