NHỮNG ĐIỀU MÀ BẠN CẦN BIẾT VỀ THANH TRA BẢO HIỂM XÃ HỘI.
Bảo hiểm xã hội là quyền lợi cơ bản của người lao động, tuy nhiên người lao động và người sử dụng lao động còn lạm dụng và vi phạm nhiều vấn đề liên quan lúc này thanh tra bảo hiểm xã hội sẽ kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động . Hãy cùng Safebooks tìm hiểu về thanh tra bảo hiểm xã hội, các trường hợp bị thanh tra bảo hiểm xã hội cũng như cách kiểm tra bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2024 nhé
Thanh tra bảo hiểm xã hội lại gì? Nhiệm vụ của thanh tra bảo hiểm
Thanh tra bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra còn đảm bảo các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thực hiện đúng quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội và các loại hình bảo hiểm khác.
Chức năng của thanh tra bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 216/QĐ-BHXH năm 2024 các chức năng của thanh tra bảo hiểm xã hội gồm:
- Chức năng Tham mưu, giúp quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết các vấn đề tiêu cực liên quan như: khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng,
- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra về đóng bảo và đảm bảo bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và luật chuyên ngành khác,
- Kiểm tra và xử lý việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, chi trả bảo hiểm thất nghiệp và chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp bị thanh tra bảo hiểm xã hội kiểm tra?
Đối với doanh nghiệp: Thông thường thanh tra bảo hiểm sẽ kiểm tra khi doanh nghiệp bị tố cáo, sai phạm về vấn đề bảo hiểm. Nhưng cũng sẽ có 1 số trường hợp khác. Sau đây là các trường hợp doanh nghiệp bị thanh tra bảo hiểm xã hội
- Bị nghi ngờ có hành vi trục lợi từ bảo hiểm của nhân viên. Ví dụ như Tiền lương kê khai trong phiếu lương nộp cho Cơ quan thuế khác với mục lương và người đăng ký BHXH.
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian mà không có dấu hiệu nộp bổ sung cho cơ quan
- Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về việc đóng bảo hiểm cho người lao động như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn,…
Đối với cá nhân:
- Nợ hoặc trả chậm bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Cá nhân yêu cầu về việc thanh toán các quyền lợi bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ kiểm tra hồ sơ và thông tin liên quan để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định.
- Thay đổi các thông tin liên quan trên bảo hiểm xã hội như: công việc, địa chỉ cư trú, thông tin cá nhân,…
- Cá nhân khiếu nại về quyền lợi nhận được từ bảo hiểm xã hội như nhận không đúng phần tiền từ chế độ nghỉ hưu, thai sản, …
Xem thêm: Mức đóng BHXH năm 2024 của người lao động và doanh nghiệp
Ai là người có quyền quyết định kiểm tra BHXH? Những mốc thời gian tiến hành thanh tra bảo hiểm xã hội cần lưu ý?
Căn cứ theo Điều 53 Quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về thẩm quyền thanh tra như sau:
- Tổng Giám đốc có quyền quyết định thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của BHXH Việt Nam hoặc Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện và kết luận.
- Trong khi đó, Giám đốc BHXH tỉnh có quyền quyết định thanh tra lại các vụ việc do Đoàn thanh tra của BHXH tỉnh thực hiện.
Những mốc thời gian tiến hành thanh tra bảo hiểm xã hội cần lưu ý như sau:
Thời hạn của cuộc thanh tra, kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định đến ngày kết thúc việc thanh tra, kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn thanh tra, kiểm tra do người ra quyết định thanh tra, kiểm tra quyết định nhưng không quá thời gian quy định tại Khoản 2, 3 Điều này.
BHXH Việt Nam | BHXH Tỉnh | |
Thanh tra chuyên ngành | – Không quá 45 ngày- Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, ≤ 70 ngày | – Không quá 30 ngày- Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, ≤ 45 ngày |
Một cuộc kiểm tra theo quy định | – Không quá 40 ngày- Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng ≤ 60 ngày | – Không quá 25 ngày- Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng ≤ 40 ngày |
Cần làm gì khi gặp thanh tra bảo hiểm xã hội?
Chuẩn bị các hồ sơ thanh tra bảo hiểm xã hội
Khi cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) tiến hành thanh tra, họ sẽ gửi quyết định thanh tra và hồ sơ liên quan đến việc thanh tra bảo hiểm xã hội. Dựa trên nội dung thanh tra và yêu cầu của cơ quan thanh tra BHXH, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ phù hợp.
Dưới đây là một số giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Khai trình sử dụng lao động
- Hồ sơ lao động
- Hợp đồng lao động và danh sách lao động
- Hồ sơ đăng ký tham gia và đóng BHXH, BHYT, BHTN
- Giấy nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN
- Các chứng từ thanh toán BHXH, BHYT, BHTN
- Hồ sơ đối chiếu nộp BHXH, BHYT, BHTN
Đối với trường hợp chứng minh thanh toán trợ cấp thai sản cần chuẩn bị thêm:
- Sổ BHXH và giấy khai sinh con của người lao động thai sản
- Nếu thai sản nghỉ chấm dứt hợp đồng phải có quyết định chấm dứt HĐLĐ đi kèm
Quy định về mức phạt về bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo nghị định số 12/2022/NĐ – CP theo khoản 1 điều 39.
Mức phạt | Hành vi | |
Đối với người lao động | 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng | + Thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp + Tham gia BHXH, BHTN không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định |
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | Không thực hiện thủ tục xác nhận việc đóng bảo hiểm thất nghiệp | |
Đối với người sử dụng lao động | 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | + Không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động+ Không cung cấp hoặc không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. |
Không quá 75.000.000 đồng | Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động | |
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | Không cung cấp chính xác, đầy đủ, thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước | |
Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng | + Đóng chậm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp+ Đóng nhưng không đúng mức quy định+ Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia,+ Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm của người lao động. | |
18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng | Không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. | |
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng | + Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự,+ Sửa chữa hoặc làm sai lệch văn bản và tài liệu trong hồ sơ đề xuất để được áp dụng mức đóng thấp hơn mức bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ bị xử lý, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. | |
50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng | Hành vi cung cấp Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động không đúng sự thật (đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động ) |
Cách kiểm tra BHXH mới nhất năm 2024
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID
Người tham gia BHXH mở ứng dụng VssID trên điện thoại, thực hiện đăng nhập vào hệ thống. Bằng cách nhập mã số BHXH và mật khẩu ( đối với trường hợp quên mật khẩu, bấm vào quên mật khẩu)
Bước 2: Xem Thông tin hưởng
Tại trang chủ Quản lý cá nhân, nhấn chọn mục “Thông tin hưởng”
Bước 3: Kiểm tra thông tin hưởng BHXH
Nhấn chọn “Một lần” để xem thông tin hưởng BHXH 1 lần.
Tại đây, mọi người có thể kiểm tra các thông tin được hưởng từ bảo hiểm như: Thông tin hưởng BHXH 1 lần, chế độ ốm đau, thai sản, hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và hưởng Bảo hiểm thất nghiệp.
Thanh tra bảo hiểm xã hội đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội. Qua quá trình thanh tra, các cơ quan chức năng có thể phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót, vi phạm, cũng như đảm bảo rằng quyền lợi của người lao động được bảo vệ một cách đúng đắn. Đồng thời, việc thực hiện thanh tra cũng giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ quy định, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội. Hãy luôn chuẩn bị kỹ lưỡng và hợp tác tích cực để quá trình thanh tra diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Safebooks mong rằng các thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu thêm về thanh tra bảo hiểm xã hội và mọi người đừng quên theo dõi Safebooks để cập nhật thêm các thông tin mới nhất về kế toán.
Xem thêm: Người lao động ký loại hợp đồng nào thì không phải đóng BHXH?