Thanh tra thuế kiểm tra những gì? 12 nội dung doanh nghiệp nhất định phải chuẩn bị
Thanh tra thuế, kiểm tra thuế là quá trình mà doanh nghiệp nào cũng cần trải qua trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vậy thanh tra thuế kiểm tra những gì? Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ kiểm tra thuế nào để giải trình? Cùng Phần mềm kế toán Safebooks tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
5 trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế năm 2024
Theo khoản 2, Điều 120 Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp sẽ phải thanh tra thuế, kiểm tra thuế trong 5 trường hợp sau:
TH1: Doanh nghiệp có vi phạm lớn về thủ tục và trình tự trong quá trình tiến hành thanh tra.
TH2: Doanh nghiệp có sai sót trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra.
TH3: Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra mà chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
TH4: Người ra quyết định thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
TH5: Nội dung kết luận thanh tra có dấu hiệu rủi ro cao hoặc không phù hợp với chứng cứ thu thập được.
Thanh tra thuế sẽ kiểm tra những gì?
Tùy thuộc vào lĩnh vực và nghiệp vụ của từng doanh nghiệp, sẽ có các mục khác nhau cần phải giải trình. Tuy nhiên, có những nội dung mà doanh nghiệp nào cũng sẽ cần giải trình trước Cơ quan thuế. Chính vì vậy, nhiều kế toán viên sẽ gặp khó khăn khi không biết đoàn thanh tra thuế kiểm tra những gì.
Để tiếp đón đoàn thanh tra thuế, kiểm tra thuế một cách tốt nhất, doanh nghiệp chắc chắn cần chuẩn bị 12 nội dung sau đây:
- Giải trình số dư TK 133 không khớp với tờ khai thuế giá trị gia tăng.
- Giải trình chênh lệch số phát sinh TK 511 không khớp với số doanh thu trên tờ khai thuế giá trị gia tăng.
- Giải trình chênh lệch của số dư tài khoản 3331 không khớp với tờ khai thuế giá trị gia tăng
- Giải trình Ghi nhận doanh thu không có giá vốn
- Giải trình giá vốn cao hơn giá bán
- Giải trình tình hình bán phế liệu thu hồi
- Giải trình dư nợ tài khoản 331
- Giải trình dư có tài khoản 131
- Giải trình hàng tồn kho dư giá trị lớn
- Giải trình số dư tài khoản hàng tồn kho không khớp với tổng hợp nhập xuất tồn
- Giải trình số dư tài khoản 242 không khớp với sổ theo dõi CCDC
- Giải trình số dư tài khoản 211 và 214 không khớp với sổ TSCD
Xem thêm: Quy trình thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp
Thứ tự kiểm tra các loại thuế của Cơ quan thuế
Trong buổi thanh tra thuế, kiểm tra thuế, Cơ quan thuế sẽ xuống kiểm tra doanh nghiệp với số lượng người và thời gian tùy thuộc vào khối lượng công việc cần giải trình. Mỗi người của Cơ quan thuế sẽ phụ trách kiểm tra từng mục thuế khác nhau theo thứ tự:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Doanh nghiệp cần sắp xếp sẵn sàng các hóa đơn GTGT đầu ra và đầu vào theo thứ tự trong bản gốc, kèm theo tờ khai tương ứng
- Đảm bảo kiểm tra lại tất cả các hóa đơn đã được kê khai nhưng gặp vấn đề, lập thành một bảng chi tiết
- Đối với các hóa đơn mất bản gốc, cần chuẩn bị đính kèm công văn báo mất đã gửi cho Tổng cục thuế
- Đối với các hóa đơn đầu ra bị hủy, cần có bản sao kèm với biên bản hủy
- Các hóa đơn mua hàng có giá trị trên 20 triệu đồng, nên chuẩn bị thêm bản sao chứng từ thanh toán
- Chuẩn bị file Excel tổng hợp các bài báo cáo thuế của doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Đối với việc thanh tra, kiểm tra thuế TNCN, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu sau:
- Hợp đồng lao động
- File Excel tổng hợp về bảng lương và các chứng từ thanh toán lương đi kèm
- Thẻ lương cho nhân viên
- Biên lai khấu trừ thuế cho các lao động không ký hợp đồng lao động
- Chứng từ liên quan đến đăng ký giảm trừ gia cảnh, bản sao giấy khai sinh,…
- Bản sao công chứng hộ chiếu, visa nếu có các cá nhân lao động là người nước ngoài
- Giấy ủy quyền quyết toán thuế
- Các giấy tờ liên quan khác
Thuế xuất nhập khẩu
Khi có đoàn thanh tra về thuế xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Các hợp đồng bản tiếng Anh và tiếng Việt
- Hồ sơ tài liệu liên quan tới các mặt hàng xuất nhập khẩu
- Tờ khai xuất nhập khẩu
- Chứng từ nộp thuế
- Bản sao chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng
- Các giấy tờ liên quan khác
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Các cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế TTĐB cần chuẩn bị để cán bộ thuế kiểm tra bao gồm:
- Chứng minh thuế TTĐB đã nộp hồ sơ ở khâu trước để khấu trừ tại doanh nghiệp (đối với đơn vị sản xuất mặt hàng chịu thuế)
- Các tờ khai và biên lai nộp thuế ở khâu nhập khẩu và bán hàng trong nước
- File tổng hợp doanh số hàng hóa TTĐB đã bán ra
- Các giấy tờ liên quan khác
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Các tài liệu cần chuẩn bị để giải trình của thuế TNDN là toàn bộ sổ sách và tài liệu kế toán của doanh nghiệp. Bao gồm:
- Sổ sách kế toán đã in, ký và đóng dấu
- Bản sao chứng từ cùng phiếu chi, phiếu thu, phiếu nhập, phiếu xuất và phiếu kế toán
- Bảng giá dịch vụ, hàng hóa
- Hợp đồng mua bán
- Hồ sơ tài sản cố định
- Hồ sơ ngân hàng
- Quyết định lương
- Quyết định khấu hao và thôi khấu hao
- Bảng tính khấu hao, bảng phân bổ chi phí, doanh thu
- Biên bản hủy hàng hỏng, kiểm kê kho, kiểm kê quỹ, nghiệm thu,…
- Các loại tờ trình về chi tiêu năm
- Đối chiếu công nợ, các quyết định xử lý công nợ
- Công văn đòi nợ
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Một số quy định về thanh tra, kiểm tra thuế của doanh nghiệp
Thời gian và tần suất thanh tra thuế, kiểm tra thuế
Về cơ bản, Luật quản lý thuế không có quy định cụ thể về thời gian cũng như tần suất tiến hành tranh tra thuế và kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không ở trong các trường hợp vi phạm hoặc được lựa chọn theo kế hoạch thì sẽ không có quyết định thanh tra, kiểm tra quá 1 lần trong 1 năm.
Vào cuối năm, chi cục thuế sẽ lên danh sách và thông báo trước cho các doanh nghiệp thuộc diện cần thanh tra và kiểm tra thuế.
Thời hạn gửi quyết định thanh tra, kiểm tra thuế
Sau khi có danh sách, Cơ quan thuế phải gửi Quyết định thanh, kiểm tra thuế cho doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc, công bố trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký.
Theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 114 Luật Quản lý thuế, quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định. Đặc biệt, trong khoảng thời gian nhận quyết định đến trước khi kết quả được công bố, nếu có lý do chính đáng thì người nộp thuế có thể làm văn bản đề nghị lùi thời gian thanh, kiểm tra thuế.
Kết luận thanh tra thuế
Theo Điều 119 Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp sẽ được nhận báo cáo kết quả thanh tra thuế chậm nhất sau 15 ngày. Trừ trường hợp phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra thuế sẽ bao gồm các nội dung chính sau:
- Đánh giá việc thực hiện và tuân thủ pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra
- Kết luận về các nội dung được thanh tra thuế
- Xác định mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (nếu có)
- Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Trên đây là toàn bộ quy trình cũng như những nội dung và lưu ý cần chuẩn bị trước, trong và sau khi tiếp đón đoàn thanh tra thuế, kiểm tra thuế. Hi vọng sau bài viết này, doanh nghiệp và các kế toán viên đã nắm rõ hơn quy trình tiếp đoàn và có câu trả lời cho câu hỏi “thanh tra thuế kiểm tra những gì” để chuẩn bị kỹ càng, hạn chế tối đa các rủi ro về thuế.
Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Safebooks để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về thuế và các vấn đề liên quan khác. Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia group Zalo của chúng tôi để có thể theo dõi, hỏi đáp các kiến thức và tham dự các sự kiện liên quan tới chuyên ngành kế toán.