Người lao động và doanh nghiệp ký loại hợp đồng nào thì không phải đóng BHXH?

Ngày đăng: 11/06/2024 09:56 AM

Nội dung bài viết

    Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một nghĩa vụ và trách nhiệm vô cùng quan trọng của cả người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hợp đồng lao động đều yêu cầu tham gia đóng BHXH. Vậy, người lao động và doanh nghiệp ký loại hợp đồng nào thì không phải đóng BHXH? Trong bài viết sau đây, Safebooks sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Hãy cùng khám phá!

    1. Người lao động và doanh nghiệp ký loại hợp đồng nào thì không phải đóng BHXH?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chỉ những hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ 01 tháng trở lên mới bắt buộc phải tham gia đóng BHXH.

    Vì vậy, để không phải đóng BHXH bắt buộc, người lao động và doanh nghiệp có thể lựa chọn ký các loại hợp đồng sau:

    (1) Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

    Trái với quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nếu người lao động và doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì sẽ không cần phải đóng BHXH.

    Theo Điều 14 của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động dưới 01 tháng có thể được ký dưới hình thức văn bản, dữ liệu điện tử hoặc thỏa thuận bằng miệng.

    Tuy nhiên, theo điểm c khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động, loại hợp đồng này chỉ được ký tối đa 02 lần.

    (2) Hợp đồng thử việc.

    Khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm thử, họ có thể ký hợp đồng thử việc. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, việc đóng BHXH bắt buộc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động. Do đó, khi ký hợp đồng thử việc, người lao động sẽ không cần phải đóng BHXH.

    (3) Hợp đồng cộng tác viên hoặc hợp đồng khoán việc.

    Cả hai loại hợp đồng này đều là hợp đồng dịch vụ, không phải là hợp đồng lao động, do đó, khi ký một trong hai loại hợp đồng này, các bên sẽ không phải đăng ký tham gia BHXH bắt buộc.

    (4) Hợp đồng lao động không trọn thời gian và có giới hạn về thời gian làm việc trong tháng.

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc không trọn thời gian sẽ được hưởng quyền lợi như người làm trọn thời gian. Tuy nhiên, nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó sẽ không được tính đóng BHXH xã hội.

    Vì vậy, để không phải đóng BHXH xã hội bắt buộc, tổng thời gian không làm việc trong tháng của người lao động partime phải đảm bảo có từ 14 ngày làm việc trở xuống.

    2. Nếu không đóng BHXH, người lao động có được thay thế quyền lợi khác không?

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 168 của Bộ luật Lao động 2019, những người lao động không nằm trong diện bắt buộc tham gia các loại bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sẽ được doanh nghiệp chi trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng các loại bảo hiểm của doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, quyền lợi này chỉ được áp dụng cho những người lao động đã ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, bao gồm:

    (1) Người làm công việc giúp việc trong gia đình.

    (2) Người đang nhận lương hưu hàng tháng.

    (3) Người đang nhận trợ cấp hàng tháng sinh hoạt phí đối với cán bộ cấp xã theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP.

    (4) Người đang nhận trợ cấp hàng tháng do mất sức lao động.

    (5) Người đang nhận trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010.

    (6) Công an, bộ đội, người làm công tác cơ yếu đang nhận trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định 38/2010/QĐ-TTg, Quyết định 53/2010/QĐ-TTg và Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

    3. Nếu người lao động thuộc diện phải đóng BHXH nhưng không đóng thì sẽ bị phạt thế nào?

    Trong trường hợp thuộc diện phải tham gia bảo hiểm bắt buộc nhưng không thực hiện nghĩa vụ này, cả người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ chịu hình phạt vi phạm hành chính:

    • Người lao động sẽ bị xử phạt nếu thỏa thuận với người sử dụng lao động để không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp: Mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
    • Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt nếu không đóng bảo hiểm cho người lao động:
    • Trường hợp không đóng đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm: Sẽ bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng nhưng không vượt quá 75 triệu đồng (theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
    • Trường hợp không đóng bảo hiểm cho toàn bộ người lao động: Sẽ bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng nhưng không vượt quá 75 triệu đồng (theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

    Qua bài viết, Safebooks hy vọng bạn đã nắm rõ hơn về các loại hợp đồng lao động mà khi ký, người lao động và doanh nghiệp sẽ không phải đóng BHXH. Việc hiểu rõ về các quy định này sẽ giúp bạn và doanh nghiệp của bạn tiết kiệm được chi phí và đồng thời tuân thủ đúng luật pháp. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúc bạn thành công trong công việc và cuộc sống! Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

    Xem thêm:

    Tổng hợp chi phí lương và một số phụ cấp khi tính thuế và BHXH

    Recap Webinar "Nâng cao kiến thức BHXH cho kế toán - Đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người lao động"

    Đăng ký dùng thử miễn phí

    Bạn vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin, SafeBooks sẽ liên hệ ngay với bạn

    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập mã số thuế
    Tính năng nổi bật của phần mềm kế toán thuế mới nhất
    Tính năng nổi bật của phần mềm kế toán thuế mới nhất
    July 26, 2024, 3:28 pm
    Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất và 4 lưu ý quan trọng
    Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất và 4 lưu ý quan trọng
    July 24, 2024, 2:30 pm
    Kế toán nội bộ là gì? Các công việc kế toán nội bộ thường làm
    Kế toán nội bộ là gì? Các công việc kế toán nội bộ thường làm
    July 24, 2024, 11:48 am
    Kinh nghiệm giải trình khi thanh tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp
    Kinh nghiệm giải trình khi thanh tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp
    July 10, 2024, 4:40 pm
    Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam năm 2024
    Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam năm 2024
    July 10, 2024, 4:07 pm
    Các thủ thuật Excel hữu ích kế toán thường dùng
    Các thủ thuật Excel hữu ích kế toán thường dùng
    July 8, 2024, 11:28 am