Danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế 2024 và cách xử lý

Danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế 2024 và cách xử lý

Rủi ro cao về thuế là vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động và đặc biệt là các kế toán viên quan tâm. Bởi mỗi cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức đều cần có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Safebooks mang đến file danh sách 1520 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế năm 2024 mới nhất và cách xử lý dành cho các doanh nghiệp trong bài viết dưới đây!

Tải danh sách 1520 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế 2024 

Theo quy định tại Thông tư 204/2015/TT-BTC, rủi ro về thuế được định nghĩa là: “Nguy cơ không tuân thủ chính sách pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước của người nộp thuế. Rủi ro về thuế dẫn đến việc thất thu ngân sách Nhà nước trong quản lý thu thuế”.

Tải ngay danh sách 1520 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế của Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2024: 

Download ngay tại đây

Tải danh sách 116 doanh nghiệp rủi ro do cùng một cá nhân thành lập

Ngày 19-6 vừa qua, qua rà soát và kiểm tra trực tiếp, chi cục thuế TP. Hồ Chí Minh phát hiện một phụ nữ thành lập 116 doanh nghiệp nhưng không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, nên đã cảnh báo những dấu hiệu rủi ro từ nhóm doanh nghiệp ”ma” này đến cơ quan đăng ký kinh doanh và chuyển hồ sơ cá nhân liên quan cho cơ quan công an.

Download ngay tại đây

Các loại rủi ro về thuế của doanh nghiệp thường gặp phải khi có hóa đơn mua từ doanh nghiệp có rủi ro về thuế

Thông thường, doanh nghiệp rủi ro cao về thuế thường gặp 3 trường hợp sau:

  • Tính thuế nhiều hơn: Hầu hiếu trường hợp này đều do doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoặc yêu cầu của cơ quan thuế. Dẫn đến việc bị tính thuế nhiều hơn so với mức thật sự cần phải nộp.
  • Ấn định thuế: Tại Luật Quản lý thuế 2019 đã quy định các trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế. Doanh nghiệp trong trường hợp này sẽ phải nộp số thuế nhất định theo quy định của Cơ quan thuế thay vì chủ động kê khai và nộp thuế như thường lệ.
  • Xử phạt: Bất kỳ doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro và xử phạt cao nếu hiểu sai và làm sai các quy định của pháp luật về thuế.

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 31/2021/TT-BTC, doanh nghiệp gặp rủi ro về thuế được phân loại thành 5 hạng:

  • Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất thấp
  • Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp
  • Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình
  • Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao
  • Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao
doanh nghiệp rủi ro cao về thuế

Cách xử lý khi doanh nghiệp có hóa đơn đầu vào từ các công ty gặp rủi ro cao về thuế

1. Hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn

Cơ quan thuế cần xem xét hoạt động kinh doanh để xác nhận hành vi mua bán thông qua các giấy tờ như: hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán,… 

Xem thêm: https://safebooks.vn/quy-trinh-thanh-kiem-tra-thue

TH1: Doanh nghiệp chứng minh được hoạt động mua bán là có thật

Nếu hoạt động kinh doanh là đúng và đã kê khai, hạch toán đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) đầu vào và tính vào chi phí xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

TH2: Doanh nghiệp không chứng minh được hoạt động mua bán là có thật

Trong trường hợp này, tùy vào dấu hiệu vi phạm mà Cơ quan thuế sẽ xem xét để đưa ra các quyết định xử phạt tương ứng. Doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ giải trình cho Tổng cục thuế

Bước 2: Loại trừ hóa đơn đã nhận được

Bước 3: Lập tờ khai bổ sung KHBS thuế GTGT

Bước 4: Lập tờ khai bổ sung KHBS thuế TNDN

rủi ro về thuế

2. Hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn

Ngược lại với trường hợp 1, ở trường hợp này doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cũng như không được tính vào chi phí xác định thu nhập thuế TNDN.

3. Doanh nghiệp chưa kê khai khấu trừ thuế GTGT

Đối với các hóa đơn có rủi ro cao về thuế, Cơ quan thuế sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp để tạm dừng việc kê khai khấu trừ thuế GTGT và chờ kết quả từ các cơ quan có thẩm quyền.

4. Doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT

Sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của Cơ quan thuế, doanh nghiệp cần kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ

5. Doanh nghiệp khẳng định việc mua bán và hóa đơn GTGT đầu vào đúng quy định

Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đảm bảo cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật. Cơ quan thuế cũng sẽ thực hiện thanh tra và kiểm tra thuế tại doanh nghiệp để kết luận và xử phạt (nếu vi phạm).

Phần mềm kế toán Safebooks – Phát hiện và cảnh báo rủi ro về hóa đơn nhanh chóng

Trong bối cảnh ngành Thuế đang thực hiện chặt chẽ và rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng các rủi ro về hóa đơn điện tử và gian lận thuế, doanh nghiệp cần chú ý tính minh bạch của hóa đơn để giảm thiểu các thiệt hại cho mình.

phần mềm kế toán Safebooks

Phần mềm kế toán Safebooks ứng dụng công nghệ thông minh, mang tới cho người dùng các chức năng ưu việt, phát hiện và cảnh báo rủi ro về hóa đơn trong thời gian sớm nhất:

  • Hóa đơn sai thông tin người mua
  • Hóa đơn sai thông tin người bán
  • Người bán có rủi ro cao về thuế
  • Ngày ký và ngày lập hóa đơn không trùng khớp
  • Tính hợp pháp của chữ ký số
  • Tình trạng của doanh nghiệp (Đang hoạt động hay đã ngừng hoạt động)
CÔNG TY CỔ PHẦN ARITO CLOUD

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *