Trong lĩnh vực kế toán, hệ thống tài khoản kế toán vô cùng quan trọng với chức năng phản ánh tình trạng và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán. Qua đó, chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình tài chính của công ty để đưa ra các quyết định quản trị. Hiểu về hệ thống tài khoản kế toán là điều cần thiết giúp cho hoạt động kế toán trở nên đơn giản và chính xác. Vậy hệ thống tài khoản kế toán là gì và có những loại tài khoản kế toán thế nào? Hãy cùng Safebooks.vn tìm hiểu qua một số thông tin cơ bản về hệ thống này nhé.
1. Hệ thống tài khoản kế toán là gì?
Hệ thống tài khoản kế toán (Account System) là một tập hợp các tài khoản kế toán được sử dụng trong công việc ghi chép, phản ánh tình trạng và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán.
Hiện nay, hệ thống tài khoản kế toán ở Việt Nam được ký hiệu bằng chữ số và được áp dụng đồng bộ cho tất cả các doanh nghiệp. Cấu trúc và ý nghĩa của ký hiệu tài khoản bao gồm:
- Số đầu tiên dùng để chỉ tài khoản.
- Hai số đầu tiên dùng để thể hiện nhóm tài khoản.
- Số thứ ba mang ý nghĩa là tài khoản cấp 1 thuộc nhóm được phẩn ánh
- Một số tài khoản có thể có số thứ tư dùng để chỉ tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản được phản ánh ở 3 số đầu.
Ví dụ TK 1112 “Tiền Ngoại Tệ” , trong đó:
+ Số 1 đầu tiên chỉ loại tài sản lưu động
+ Hai số 11 đầu tiên chỉ tài khoản thuộc nhóm tiền
+ Số 1 thứ ba chỉ tài khoản cấp 1 thuộc nhóm tiền mặt
+ Số 2 ở vị trí thứ tư chỉ tài khoản cấp 2.
2. Chế độ kế toán
Theo quy định tại Luật Kế toán 2015, chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán do Nhà nước ban hành. Hiện đang có 02 chế độ chính:
- Chế độ Kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014.
- Chế độ Kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016.
3. Các loại tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán
Trước khi tìm hiểu chi tiết hệ thống tài khoản kế toán theo các Thông tư, doanh nghiệp cần hiểu rõ được cái loại tài khoản cơ bản dưới đây:
Các loại tài khoản kế toán (nguồn: internet)
- Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn
- Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn
- Tài khoản loại 3: Nợ phải trả
- Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu
- Tài khoản loại 5: Doanh thu
- Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh
- Tài khoản loại 7: Thu nhập khác
- Tài khoản loại 8: Chi phí khác
- Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh
- Tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng
4. Hệ thống kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200
5. Hệ thống kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133
6. Định khoản hệ thống tài khoản kế toán
Định khoản kế toán là cách chúng ta xác định ghi chép số tiền của một nghiệp vụ kế toán tài chính. Được phát sinh vào bên nợ bên có của các Tài khoản KT có liên quan.
– Nguyên tắc để thực hiện một định khoản:
- Bên Nợ ghi trước, bên Có ghi sau.
- Tổng bên Nợ = Tổng bên Có (tính tổng số tiền của các tác tài khoản ở mỗi bên).
- Chỉ có thể tách định khoản phức tạp thành nhiều định khoản đơn.
- Số dư có thể có ở cả 2 bên.
- Việc ghi Nợ là số tiền được thực hiện ở bên Nợ. Ghi Có là ghi số tiền được thực hiện ở bên Có.
– Định khoản tài khoản:
- Tài khoản có đầu 1, 2, 6, 8 có tính chất Tài Sản: Tăng bên Nợ – giảm bên Có.
- Tài khoản đầu 3, 4, 5, 7 có tính chất Nguồn Vốn: Tăng bên Có – giảm bên Nợ.
- Tài khoản đặc biệt:
- Hao mòn tài sản cố định 214: Tăng bên Có, giảm bên Nợ.
- Các khoản giảm trừ doanh thu 521: Tăng bên Nợ, giảm bên Có.
Việc ghi nhớ và định khoản chính xác các loại tài khoản thường phức tạp, đòi hỏi người thực hiện nhớ rất nhiều mục khác nhau do đó rất dễ xảy ra sai sót. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ ngày nay, các công việc kế toán nói chung và việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán nói riêng đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Phần mềm kế toán Safebooks.vn là một trong những ví dụ tiêu biểu cho giải pháp đơn giản hóa quá trình kế toán với nhiều tính năng như: quản lí quỹ, quản lí hóa đơn, quản lí công cụ dụng cụ, quản lí mua bán hàng… Như vậy, nếu doanh nghiệp đang gặp vấn đề về kế toán và mong muốn có thể quản lý kế toán tốt hơn thì tìm đến sản phẩm phần mềm kế toán như Safebooks.vn.
Xem thêm: Thông tư 200 và Thông tư 133: đâu là chế độ kế toán phù hợp cho doanh nghiệp?