Phần 2 – Thông tư 200 và Thông tư 133: đâu là chế độ kế toán phù hợp cho doanh nghiệp?

Ở phần trước,  Safebooks đã trình bày sự khác biệt hệ thống tài khoản kế toán giữa Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC. Cùng Safebooks tìm hiểu thêm về những sự khác biệt tiếp theo giữa hai thông tư này nhé!

Sự khác biệt về chế độ báo cáo tài chính giữa Thông tư 200/2014/ TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC:

Hạng mụcThông tư 133Thông tư 200
Hệ thống BCTC hàng năm của công ty hoạt động liên tụcBắt buộc phải bao gồm các báo cáo:Báo cáo về tình hình tài chính (mẫu B01a – DNN hoặc B01b – DNN)Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (mẫu B02 – DNN)Bản thuyết minh BCTC của doanh nghiệp (mẫu B09 – DNN)Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 – DN)Báo cáo tùy chọn:Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DNN)Riêng với doanh nghiệp siêu nhỏ, các báo cáo tài chính gồm:Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu B01 – DNSN)Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 – DN)Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09 – DNSN)Bảng cân đối kế toán (mẫu B01 – DN)Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DN)Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 – DN)Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09 – DN)
Hệ thống BCTC năm với công ty hoạt động không liên tụcBảng cân đối kế toán (mẫu B01/CDHĐ – DNKLT)Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02/CDHĐ – DNKLT)Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03/CDHĐ – DNKLT)Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09/CDHĐ – DNKLT)Báo cáo bắt buộc:Báo cáo tình hình tài chính (mẫu B01 – DNNKLT)Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DNN)Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09 – DNNKLT)Báo cáo không bắt buộc:Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DNN)
Hệ thống BCTC giữa niên độQuy định rõ ràng với các dạng mẫu tóm lược, đầy đủ để làm báo cáo tài chính quý (kể cả quý IV) và bán niên. Không quy định
Địa điểm nộp báo cáo tài chínhDN cấp trênCơ quan tài chínhCơ quan quản lý thuếCơ quan thống kếCơ quan đăng ký kinh doanhBan quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu)Không được gửi báo cáo đến:DN cấp trênCơ quan tài chínhChỉ được gửi đến các nơi sau: Cơ quan quản lý thuếCơ quan thống kếCơ quan đăng ký kinh doanhBan quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu)

Đối tượng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/BTC:

Thông tư 200/2014/TT-BTC

  • Áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp

Thông tư 133/2016/TT-BTC

  • Áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:
    • Vốn điều lệ: dưới 10 tỷ
    • Tổng số lao động bình quân trong năm: Dưới 300 người

Lưu ý: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC  hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC. Nhưng phải nhất quán trong năm tài chính, có báo cáo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp biết.


Trên đây là toàn bộ thông tin so sánh giữa chế độ kế toán theo Thông tư 200 và Thông tư 133. Hiện nay, một số phần mềm kế toán doanh nghiệp có tích hợp đầy đủ các chế độ hiện hành theo từng Thông tư. Riêng Safebooks là một trong số các phần mềm tích hợp đầy đủ các chế độ theo cả hai Thông tư 200 và Thông tư 133 nên phù hợp với hầu hết nhu cầu của tất cả doanh nghiệp. Safebooks hi vọng những thông tin trên đây sẽ mang đến giá trị hữu ích cho quý anh chị.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *