Những dấu hiệu doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT

Trong thị trường kinh doanh ngày nay, việc quản lý hóa đơn và hoàn thuế GTGT là một yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp gặp rủi ro khi tiếp cận với những vấn đề này. Trong bài viết này, Safebooks sẽ giúp bạn nhận biết những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp của bạn có thể đang đối mặt với rủi ro về hóa đơn và hoàn thuế GTGT, từ đó giúp bạn đưa ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời.

1. Những dấu hiệu doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn và hoàn thuế GTGT

CÔNG TY CỔ PHẦN ARITO CLOUD

Tổng cục Thuế đã chỉ ra 25 dấu hiệu doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn vaf hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tại Công văn 1873/TCT-TTKT năm 2022 như sau:

STTDấu hiệu doanh nghiệp có rủi ro
1Doanh nghiệp có sự thay đổi về người đại diện trước pháp luật từ 02 lần trở lên trong vòng 12 tháng hoặc thay đổi người đại diện trước pháp luật đồng thời chuyển địa điểm kinh doanh
2Doanh nghiệp có số lần thay đổi trạng thái hoạt động hoặc số lần thay đổi kinh doanh từ 2 lần trong năm
3Doanh nghiệp mới thành lập có địa điểm kinh doanh không cố định (chuyển địa điểm kinh doanh nhiều lần trong 1 – 2 năm hoạt động)
4Doanh nghiệp chuyển địa điểm hoạt động kinh doanh sau khi đã có Thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
5Doanh nghiệp thành lập do các cá nhân có quan hệ gia đình cùng tham gia góp vốn như Vợ, Chồng, anh, chị em ruột
6Doanh nghiệp thành lập mới do người đứng tên giám đốc, đại diện theo pháp luật có Công ty do cơ quan thuế đã có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh (còn nợ thuế), tạm ngừng hoạt động kinh doanh có thời hạn
7Doanh nghiệp thành lập nhiều năm không phát sinh doanh thu, sau đó bán lại, chuyển nhượng cho người khác
8Doanh nghiệp thành lập không có giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản nhưng xuất hóa đơn tài nguyên, khoáng sản
9Doanh nghiệp có hàng hóa bán ra, mua vào không phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng vùng
10Doanh nghiệp chưa nộp đủ vốn điều lệ theo đăng ký
11Các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng
12Doanh nghiệp kinh doanh siêu thị (bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, hàng điện máy); kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn; kinh doanh vận tải; kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh xăng dầu; kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi; kinh doanh khoáng sản (than, cao lanh, quặng sắt …); kinh doanh nông lâm sản (dăm gỗ, gỗ ván, gỗ thanh,…); có phát sinh ngành nghề cho thuê nhân công (phát sinh lớn)
13Doanh thu tăng đột biến, cụ thể: Kỳ kê khai trước doanh thu rất thấp, xấp xỉ bằng 0 nhưng kỳ sau đột biến về doanh thu hoặc có doanh thu kỳ sau đột biến tăng (từ 03 lần trở lên so doanh thu bình quân của các kỳ trước) nhưng số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp < 1 % doanh số phát sinh trong kỳ)
14Doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng hoặc không có kho hàng, không phát sinh chi phí thuê kho
15Doanh thu kê khai hàng năm phát sinh từ trên 10 tỷ đồng nhưng số thuế phát sinh phải nộp thấp dưới 100 triệu đồng (1 %)
16Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn (từ 500 – 2000 số hóa đơn). Số lượng hóa đơn xóa bỏ lớn, bình quân chiếm khoảng 20% số hóa đơn sử dụng
17Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC có số lượng hóa đơn điện tử giảm bất thường so với số lượng hóa đơn đã sử dụng theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP
18Doanh nghiệp không có thông báo phát hành hóa đơn hoặc có thông báo phát hành nhưng không có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (hoặc chậm báo cáo)
19Doanh nghiệp có giá trị hàng hóa bán ra, thuế GTGT đầu ra bằng hoặc chênh lệch rất nhỏ so với giá trị hàng hóa mua vào, thuế GTGT đầu vào
20Doanh nghiệp có hàng hóa dịch vụ bán ra không phù hợp với hàng hóa dịch vụ mua vào
21Doanh nghiệp có doanh thu và thuế GTGT đầu ra, đầu vào lớn nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, có số thuế GTGT âm nhiều kỳ
22Doanh nghiệp không có tài sản cố định hoặc giá trị tài sản cố định rất thấp
23Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng (tiền vào và rút ra ngay trong ngày)
24Doanh nghiệp sử dụng lao động không tương xứng với quy mô và ngành nghề hoạt động
25Một cá nhân đứng tên (người đại diện theo pháp luật) thành lập, điều hành nhiều doanh nghiệp

2. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý hóa đơn và ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử? 

CÔNG TY CỔ PHẦN ARITO CLOUD

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã có hướng dẫn chi tiết cho người nộp thuế trên địa bàn thành phố tại Thông báo 7592/TB-CTTPHCM năm 2023 nhằm tăng cường công tác quản lý thuế và giúp cho người nộp thuế tránh bị xử phạt do sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

Khi mua hàng hóa dịch vụ trực tiếp hoặc trực tuyến, người nộp thuế chỉ nên nhận hàng và kê khai thuế GTGT đầu vào tính chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với hóa đơn điện tử được lập bởi người bán (có hàng hóa thật) đã đăng tải đầy đủ thông tin (trụ sở, mã số thuế), phù hợp với thông tin trên đơn đặt hàng.

Người nộp thuế nên thường xuyên truy cập vào Hệ thống hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuê (hoadondientu.gdt.gov.vn) và App mobile “Tra cứu hóa đơn” của Tổng cục Thuế để tra cứu, đối soát hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào và bán ra để kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, kịp thời phát hiện các hóa đơn không hợp pháp.

Về phía cơ quan thuế, để phòng chống gian lận và ngăn chặn sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp, cơ quan thuế đã triển khai “Hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử”. Hệ thống này có chức năng phân tích dữ liệu (đối chiếu dữ liệu hóa đơn điện tử với tờ khai thuế, so sánh đánh giá dữ liệu hóa đơn mua vào bán ra), phục vụ cho công tác quản lý rủi ro về hóa đơn điện tử trong toàn ngành Thuế.

Cơ quan thuế đã đẩy mạnh áp dụng phân tích dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý thuế, quản lý hóa đơn. Điều này góp phần kiểm soát, phát hiện nhanh người nộp thuế gian lận về hóa đơn.

Cơ quan thuế đã phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng liên quan để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn không hợp pháp. Việc này nhằm hợp thức hóa chi phí để giảm số thuế phải nộp, hợp thức hóa cho hàng hóa mua trôi nổi trên thị trường để trốn thuế.

Cơ quan thuế đã triển khai hệ thống hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc. Đây là một cam kết tích cực của ngành thuế đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, số hóa công tác quản lý thuế. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình đối với NSNN.

Đồng thời, cơ quan thuế các cấp sẽ tập trung thực hiện rà soát, phân tích để kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro trong việc sử dụng hóa đơn điện tử. Điều này giúp ngăn ngừa, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hóa đơn chứng từ nói riêng và về thuế nói chung. Điều này góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế cũng như tạo sự minh bạch, bình đẳng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Xem thêm:
[Mới nhất 2024] Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo thông tư 78 và nghị định 123

[Mới nhất 2024] Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử chi tiết theo Thông tư 78

Qua bài viết này, Safebooks hy vọng bạn đã nắm bắt được những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp của bạn có thể đang gặp rủi ro về hóa đơn và hoàn thuế GTGT. Hãy nhớ rằng, việc nhận biết sớm những dấu hiệu này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đưa ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời, tránh những tổn thất không đáng có. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về kinh doanh và quản lý doanh nghiệp nhé!

Xem thêm:

Hệ số K trong kế toán là gì? Hướng dẫn kiểm soát hóa đơn điện tử theo hệ số K

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử đơn giản và chi tiết nhất

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *