Quy Định Về Xuất Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Mới Nhất

Từ ngày 20/06/2022 Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi và bổ sung một số điều tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2929 của Chính phủ quy định về hóa đơn. Đặc biệt hơn là quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng cũng được sửa đổi và bổ sung.

Vậy đó là những quy định nào? Bài viết dưới đây Safebooks đã tóm tắt những thông tin quan trọng và liên quan đến vấn đề xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Xin mời Quý Anh/Chị tham khảo bài viết nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN ARITO CLOUD

Quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất

Quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng (Trường hợp bắt buộc)

Những trường hợp bắt buộc xuất hóa đơn giá trị gia tăng

  • Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ được trình bày như sau:

Tổ chức hoặc cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cần phải có nghĩa vụ lập hóa đơn cho người mua, bao gồm: Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; Dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi và trả thay lương cho nhân viên, tiêu dùng nội bộ (Trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục sản xuất).

Bên cạnh đó, xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả và phải ghi đầy đủ nội dung theo Điều 10 của Nghị định này. Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử cần phải theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.

  • Căn cứ vào Điều 9 Nghị định số 123/2020.NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn được trình bày như sau:
    • Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng hàng hóa hay hoàn thành cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
    • Trường hợp đã thu tiền từ trước hoặc trong quá trình cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn sẽ là thời điểm thu tiền (Không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng).
    • Trường hợp giao hàng hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn, dịch vụ thì mỗi lần giao hoặc bàn giao cần phải lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Ví dụ như: Ngày 23/07/2022, công ty ABC xuất hàng ra khỏi kho nhằm bán cho khách hàng thì trong ngày hôm đó công ty ABC cần phải xuất hóa đơn GTGT, không cần biết công ty đã thu được tiền hay chưa.

  • Ngoài ra, theo Thông tư 39/2014/TT-BTC cũng có quy định như sau:

“Cơ sở nhận nhập khẩu ủy thác khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì lập hóa đơn GTGT để cơ sở đi ủy thác nhập khẩu làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa ủy thác nhập khẩu. 

Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu ủy thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hóa nhập khẩu ủy thác, cơ sở mới lập hóa đơn theo quy định trên.

Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa, khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ. Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn GTGT để kê khai nộp thuế, hoàn thuế GTGT hoặc hóa đơn bán hàng”.

Nguồn dẫn chứng:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-39-2014-TT-BTC-huong-dan-51-2010-ND-CP-04-2014-ND-CP-hoa-don-ban-hang-hoa-dich-vu-229190.aspx

Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng

  • Khi bán hàng hóa:

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

  • Khi cung ứng dịch vụ:

Thời điểm xuất hóa đơn là ngày lập hóa đơn giá trị gia tăng. Chính là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

  • Đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình:

Ngày lập hóa đơn thực hiện chậm nhất không quá bảy ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình.

Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

  • Đối với xây dựng lắp đặt:

Là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: Mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

  • Đối với hoạt động cung ứng, bán xăng dầu:

Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; Cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán: Ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp động giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

  • Đối với hàng xuất khẩu:

Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cần được xác định như thời điểm bán hàng hóa. Cụ thể là ngày chuyển giao hàng cho khách. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Quy định mức phạt khi người bán không xuất hóa đơn 

  • Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn quy định được trình bày như sau:
    • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với các trường hợp như:
      • Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ.
      • Không lập hóa đơn đối với hàng hóa và dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; Để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho nhân viên, từ hàng hóa luân chuyển hoặc tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
    • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các trường hợp không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho người mua theo quy định của pháp luật.
  • Theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi trốn thuế, cụ thể như: Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
    • Phạt tiền gấp 1,5 lần số tiền  trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm mà không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ.
    • Phạt tiền gấp 2 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định mà có một tình tiết tăng nặng.
    • Phạt tiền gấp 2,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định có hai tình tiết tăng nặng.
    • Phạt tiền gấp 3 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Theo đó, bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ không lập hóa đơn sẽ bị xử phạt như sau:

  • Xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn với mức phạt tối đa là 20.000.000 đồng.
  • Trường hợp bị cơ quan thuế phát hiện hành vi trốn và gian lận thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt theo số lần tính trên số tiền trốn thuế và gian lận.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định và nộp đủ số tiền trốn thuế vào Ngân sách Nhà nước đối với các hành vi vi phạm theo quy định như trên.

CÔNG TY CỔ PHẦN ARITO CLOUD

Quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng (Trường hợp bắt buộc)

Quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng (Trường hợp không bắt buộc)

Xuất hóa đơn giá trị gia tăng là một trong những công việc bắt buộc phải có trong kinh doanh. Dù vậy, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại trừ mà tổ chức hoặc cá nhân không cần phải xuất hóa đơn. Dưới đây là những trường hợp không bắt buộc, bao gồm:

Trường hợp theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC

Tổ chức hoặc cá nhân nhận các khoản thu bồi thường bằng tiền, tiền hỗ trợ, tiền thưởng, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì không cần phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Trường hợp theo quy định tại Thông tư 39/2013/TT-BTC

Khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị dưới 200.000 đồng thì doanh nghiệp không cần phải lập hóa đơn giá trị gia tăng (Trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn).

Tuy nhiên, vào cuối mỗi ngày, doanh nghiệp vẫn cần phải lập thành một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi tổng số tiền cho toàn bộ số hàng hóa, dịch vụ bán trong ngày hôm đó.

Theo quy định tại Thông tư 119/2014/TT-BTC

Những trường hợp như: Đơn vị kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu hay bàn giao không cần phải lập hóa đơn.

Một số trường hợp như: Xuất máy móc, thiết bị, vật tư và hàng hóa dưới hình thức cho vay, mượn, trả lại nếu có đầy đủ hợp đồng và các chứng từ liên quan thì đơn vị kinh doanh không cần phải lập hóa đơn, tính và nộp thuế GTGT.

Theo quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC

Nếu xuất hàng hóa luân chuyển hay tiêu dùng nội bộ với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh thì không cần phải lập hóa đơn và nộp thuế GTGT.

Ví dụ như: Doanh nghiệp AZ là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm giày dép cao su, sau giai đoạn sản xuất đế giày dép, công ty chuyển tiếp qua khâu sản xuất tiếp theo nhằm hoàn thành sản phẩm. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp AZ không cần phải lập hóa đơn.

Bên cạnh đó, trường hợp xuất hàng hóa ký gửi đại lý cũng không cần phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng.

CÔNG TY CỔ PHẦN ARITO CLOUD

Quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng (Trường hợp không bắt buộc)

Một số câu hỏi thường gặp về việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng

Câu hỏi 1: Khi bán hàng hóa, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mà người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì người bán có phải lập hóa đơn không?

  • Người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

Câu hỏi 2: Trường hợp phát hiện ra hóa đơn lập có sai sót thì phải xử lý ra sao?

  • Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán được lựa chọn thông báo điều chỉnh từng hóa đơn hoặc nhiều hóa đơn đối với hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã hoặc cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế. Thông báo gửi đến cơ quan thuế chậm nhất ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh hoặc thay thế, nếu tiếp tục sai sót lần tiếp theo thì xử lý như sai sót lần đầu.

Câu hỏi 3: Với những trường hợp dùng hàng hóa dịch vụ để khuyến mại, cho, biếu, tặng, trả thay lương cho nhân viên, tiêu dùng nội bộ thì có phải lập hóa đơn không? Nội dung ghi trên hóa đơn ra sao?

  • Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thì các trường hợp trên đều phải lập hóa đơn GTGT.
  • Đối với hàng hóa dùng để khuyến mại, cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho nhân viên, tiêu dùng nội bộ thì trên hóa đơn ghi đầy đủ các nội dung và tính thuế GTGT như hóa đơn thông thường. Ghi rõ nội dung hàng hóa dùng để khuyến mại, cho, biếu, tặng…

Câu hỏi 4: Trường hợp lập hóa đơn bán hàng nhưng có nhiều mặt hàng, có được lập bảng kê đính kèm không?

  • Theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có quy định hóa đơn điện tử không được sử dụng bảng kê đính kèm. Nên khi xuất hóa đơn sẽ ghi đầy đủ các mặt hàng cần xuất bán trên phần mềm hóa đơn điện tử mà không bị giới hạn số dòng hàng hóa.

Tổng kết

Trên đây tổng hợp những thông tin liên quan đến quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng mà Quý Anh/Chị cần phải nắm rõ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp Quý Anh/Chị thu thập được nhiều thông tin bổ ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *