Theo Nghị định 123/2020/ND-CP, hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã phải đảm bảo đầy đủ nội dụng bao gồm:
1. Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
- Tên hóa đơn: là tên của từng loại hóa đơn (bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn điện tử bán tài sản công, hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia và các loại hóa đơn khác) được thể hiện trên mỗi hóa đơn như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM PHIẾU THU, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM TỜ KHAI HOÀN THUẾ, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, HÓA ĐƠN BÁN TÀI SẢN CÔNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA, VÉ, THẺ, TEM.
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn: thực hiện theo hướng dẫn của bộ tài chín
2. Tên liên hóa đơn: Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Số hóa đơn:
- Số hóa đơn là số thứ tự bao gồm dãy số Ả-rập có tối đa 8 chữ số được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12. Sau mỗi năm sẽ cấp lại Số hóa đơn từ đầu.
- Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn. Còn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì số hóa đơn được in sẵn, người mua hóa đơn được sử dụng đến hết kể từ khi mua.
- Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc sử dụng đồng thời một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ hế thống lập hóa đơn điện tử thì hóa đơn được lập theo thứ tự từ nhỏ đến lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
- Ngoài ra, Số hóa đơn còn được lập theo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
4. Đối với tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán:
- Trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng như giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
5. Đối với tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
- Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh thì mã số thuế, tên, địa chỉ, mã số thuế được thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Nếu tên, địa chỉ người mua quá dài thì có thể được viết ngắn gọn một số từ thông dụng nhưng phải đảm bảo đầy đủ, xác định được chính xác tên, địa chỉ của doanh nghiệp.
- Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không cần phải thể hiện mục này. Đối với một số trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân thì trên hóa đơn không phải thể hiện tếm địa chỉ người mua. Đối với trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nước ngoài thì thông tin về địa chỉ người mua có thể thay thế bằng thông tin về số hiệu chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch.
6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
a. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ:
– Tên hàng hóa, dịch vụ:
+ Tên hàng hóa, dịch vụ phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài đặt bên phải trong dấu ngoặc đơn hoặc được đặt ngay dưới dòng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn.
+ Tên hàng hóa được thể hiện chi tiết đến từng chủng loại
+ Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu.
+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.
– Đơn vị tính:
+ Đối với hàng hóa hữu hình: được căn cứ dựa trên tính chất, đặc điểm của hàng hóa. Ví dụ, tấn, tạ, yến, hộp, can, thùng…
+ Đối với dịch vụ: hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính. Đơn vị tính xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp.
– Số lượng hàng hóa, dịch vụ:
+ Được thể hiện bằng số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính.
+ Đối với các loại hàng hóa đặc thù (như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
+ Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền. Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày… tháng… năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày… tháng… năm”.
– Đơn giá hàng hóa, dịch vụ:
+ Người bán ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính. Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.
b. Thuế giá trị gia tăng:
– Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
c. Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo nguyên tệ.
d. Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả rập và bằng chữ tiếng Việt, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài.
e. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.
f. Trường hợp doanh nghiệp vận tải hàng không sử dụng hệ thống xuất vé được lập theo thông lệ quốc tế thì các khoản phí dịch vụ thu trên chứng từ vận tải hàng không (phí quản trị hệ thống, phí đổi chứng từ vận tải và các khoản phí khác) và các khoản thu hộ phí dịch vụ sân bay của các doanh nghiệp vận tải hàng không (như phí phục vụ hành khách, phí soi chiếu an ninh và các loại phí khác) ghi trên hóa đơn là giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp hàng không được làm tròn số đến hàng nghìn đối với các khoản thu trên chứng từ vận tải theo quy định của Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA).
Nguồn: thuvienphapluat.vn
Xem thêm: Phần 2- Quy định của Pháp luật về nội dung hóa đơn được cơ quan Thuế cấp mã.