Không nộp thuyết minh báo cáo tài chính bị phạt không?

Ngày đăng: 27/03/2023 10:19 AM

Nội dung bài viết

    Mục đích của bản thuyết minh báo cáo tài chính (BCTC) là để giải thích và bổ sung thông tin trong cách xem báo cáo tài chính nắm rõ về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính trong kỳ báo cáo mà các bản báo cáo khác chưa thể hiện chi tiết và rõ ràng. Từ đó, các nhà đầu tư có thể hiểu đầy đủ và chính xác hơn về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp.

    1. Thế nào là thuyết minh báo cáo tài chính?

    Thuyết minh BCTC bao gồm các nội dung chính sau:

    • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
    • Kỳ kế toán và tổ chức tiền tệ sử dụng trong kế toán
    • Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng
    • Chính sách kế toán đang áp dụng
    • Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
    • Thông tin bổ sung với các khoản mục trình có trong bảng cân đối kế toán.
    • Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày tại BCTC lưu chuyển tiền tệ.

    2. Những doanh nghiệp nào cần nộp thuyết minh BCTC?

    Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định: Hệ thống BCTC năm, BCTC giữa niên độ và BCTC quý của doanh nghiệp cần phải có Thuyết minh báo cáo tài chính.
    Do đó, các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 122 và Thông tư 200 thì sẽ bắt buộc phải nộp thuyết minh BCTC cho Cơ quan thuế.
    Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC thì doanh nghiệp không cần nộp bản thuyết minh báo cáo tài chính, mà chỉ cần nộp báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối tài khoản, báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

    3. Không nộp thuyết minh báo cáo tài chính bị phạt không?

    Thuyết minh báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng và bắt buộc trong việc lập báo cáo tài chính hằng năm. Do đó, theo quy định tại Điều 11 và Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp không nộp thuyết minh báo cáo tài chính sẽ bị phạt theo quy định. Cụ thể:

    Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng với hành vi lập thiếu, không đầy đủ thuyết minh BCTC.

    Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng với hành vi nộp chậm báo cáo tài chính trong thời hạn dưới 3 tháng.

    Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng với hành vi nộp chậm báo cáo tài chính trong thời hạn trên 3 tháng.

    Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng với hành vi: Báo cáo tài chính sai sự thật hoặc số liệu không đồng nhất trong cùng kỳ kế toán.

    Phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng với hành vi: Không nộp báo cáo tài chính hoặc không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

    4. Thời hạn nộp bản thuyết minh báo cáo tài chính

    Bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ được nộp cùng bộ Báo cáo tài chính với thời hạn được quy định cụ thể như sau:

    4.1. Đối với doanh nghiệp áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC

    - Doanh nghiệp nhà nước:

    + Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ hoặc Tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất là 45 ngày.
    + Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất là 90 ngày.

    - Doanh nghiệp khác:

    + Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
    + Các đơn vị kế toán khác: Chậm nhất là 90 ngày.

    4.2. Doanh nghiệp áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC

    Điều 80, Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định: Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC sẽ phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý đến thời hạn nộp báo cáo tài chính để lập đúng và kịp thời thuyết minh BCTC theo quy định.

    Tóm lại, nếu không nộp thuyết minh báo cáo tài chính đúng hạn, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm. Hi vọng với những thông tin trên doanh nghiệp sẽ nắm được và xử lý công việc kịp thời để không bị vi phạm. 

    Để đảm bảo xử lý công việc nhanh chóng hãy tham khảo ngay phần mềm kế toán Safebooks làm trợ thủ đắc lực trong việc lên thuyết minh báo cáo tài chính tự động với những ưu điểm:

    • Kiểm tra tính hợp lệ và tự động nhập liệu hàng nghìn hóa đơn đầu vào một cách nhanh chóng.
    • Phần mềm kế toán online làm việc mọi lúc mọi nơi giúp kế toán xử lý công việc linh hoạt, nâng cao năng suất.
    • Mẫu biểu cập nhật tức thời theo quy định của thuế hoàn toàn miễn phí.
    Đăng ký dùng thử miễn phí

    Bạn vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin, SafeBooks sẽ liên hệ ngay với bạn

    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập mã số thuế
    Chuyển giá là gì? Các hoạt động chuyển giá tại Việt Nam của doanh nghiệp FDI
    Chuyển giá là gì? Các hoạt động chuyển giá tại Việt Nam của doanh nghiệp FDI
    June 27, 2024, 2:58 pm
    Tải miễn phí phần mềm kế toán Excel thông tư 133, 200 đầy đủ nhất
    Tải miễn phí phần mềm kế toán Excel thông tư 133, 200 đầy đủ nhất
    June 27, 2024, 2:40 pm
    Danh sách công việc kế toán và nhân sự cần thực hiện trong tháng 6/2024
    Danh sách công việc kế toán và nhân sự cần thực hiện trong tháng 6/2024
    May 31, 2024, 10:01 am
    TOP 6 HÀM EXCEL KẾ TOÁN THÔNG DỤNG NHẤT HIỆN NAY
    TOP 6 HÀM EXCEL KẾ TOÁN THÔNG DỤNG NHẤT HIỆN NAY
    May 20, 2024, 9:30 am
    Chi Tiết Các Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Trong Doanh Nghiệp 2023
    Chi Tiết Các Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Trong Doanh Nghiệp 2023
    October 18, 2023, 4:11 pm
    Phần Mềm Kế Toán Nội Bộ: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Quản Lý Tài Chính Doanh Nghiệp
    Phần Mềm Kế Toán Nội Bộ: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Quản Lý Tài Chính Doanh Nghiệp
    August 9, 2023, 11:38 am