Hàng tồn kho được xem là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng trên báo cáo tài chính. Căn cứ vào chỉ tiêu này và một số chỉ tiêu khác, người đọc có thể tính ra số vòng quay hàng tồn kho. Vậy đối với trường hợp hàng tồn kho chậm luân chuyển thì sao? Cần xử lý như thế nào?
Dưới bài viết này, Safebooks xin chia sẻ đến Quý Anh/Chị, cách xử lý hàng tồn trong việc chậm luân chuyển. Mời mọi người cùng theo dõi nhé!
Hàng tồn kho chậm luân chuyển được hiểu như thế nào?
Hàng tồn kho chậm luân chuyển được hiểu là hàng tồn kho thay đổi chậm trong chuỗi cung ứng và có tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho từ 1 đến 3. Thông thường hàng tồn này sẽ chiếm trong khoảng 30% đến 35% tổng lượng hàng trong kho lưu trữ.
Hàng tồn kho chậm luân chuyển ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?
Trường hợp hàng tồn kho chậm luân chuyển phản ánh rằng doanh nghiệp bán hàng chậm và hàng tồn kho bị ứ đọng. Điều này sẽ dẫn tới một số mặt hàng tồn kho rất dễ bị quá hạn, hư hỏng hoặc thậm chí là kém phẩm chất. Việc bị ứ đọng quá lâu sẽ dẫn đến giá trị hàng tồn bị giảm xuống.
Hàng tồn kho chậm luân chuyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp và một cách tức thời đến kết quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, hàng tồn cũng được xem là một loại tài sản mà quá trình chuyển đổi thành tiền cần có thời gian nhất định.
Chính vì thế, nếu như việc ứ đọng hàng tồn kho diễn ra quá lâu trong doanh nghiệp có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh khoản.
Để doanh nghiệp có thể quản trị tốt và nâng cao hiệu quả hoạt động, các đơn vị cần theo dõi vòng quay hàng tồn kho trong một khoảng thời gian, so sánh với đối thủ, cũng như với trung bình ngành nhằm tìm ra mức giá trị tối ưu nhất.
Thủ tục xử lý hàng tồn kho chậm luân chuyển
Đối với hàng hóa bị hư hỏng, tổn thất
Căn cứ vào quy định tại Điểm 2.1 thuộc Khoản 2 Điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC được sửa đổi thông qua TT 96/2015/TT-BTC, đối với hàng hóa bị hư hỏng, tổn thất sẽ gồm có 2 khoản phí được tính vào chi phí được trừ có liên quan. Cụ thể như sau:
- Hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và một số trường hợp bất khả kháng khác.
- Hàng hóa hư hỏng do quá trình sinh hóa tự nhiên thay đổi, hàng hóa hết hạn sử dụng.
Đối với hàng tồn kho đã trích lập dự phòng
Tại Điều 4 thuộc TT 96/2015/TT-BTC
Đơn vị không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với các khoản trích, lập và sử dụng những khoản dự phòng không đúng theo hướng dẫn của Bộ tài chính về trích dự phòng.
Tại TT 228/2009/TT-BTC
Đối tượng lập dự phòng bao gồm: Nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (Hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Tại Khoản 4 Điều 4 thuộc TT 228/TT-BTC
Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng do không còn giá trị sử dụng như: Dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ.
Tóm lại, đối với trường hợp hàng tồn kho chậm luân chuyển, doanh nghiệp cần xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến hàng tồn kho bị chậm trong việc luân chuyển nhằm lựa chọn hồ sơ phù hợp được Safebooks đề cập ở trên.
Công văn tiêu hủy hàng tồn kho hết hạn sử dụng
Công văn xử lý hàng tồn kho bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên
Tổng kết
Trên đây là một cách xử lý hàng tồn kho chậm luân chuyển phổ biến mà Safebooks muốn chia sẻ đến Quý Anh/Chị. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp Quý Anh/Chị thu thập được nhiều thông tin bổ ích.
Xem thêm: Tổng Hợp Các Phương Pháp Quản Lý Hàng Tồn Kho Phổ Biến Hiện Nay