Trong quá trình quản lý dòng tiền giao dịch mua bán của các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp, nghiệp vụ kế toán bán hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu. Dưới bài viết này, Safebooks xin chia sẻ đến Quý Anh/Chị chi tiết các nghiệp vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 2023. Mời mọi người cùng theo dõi nhé!
Các nghiệp vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
Các nghiệp vụ kế toán bán hàng là gì?
Các nghiệp vụ kế toán bán hàng được hiểu mà mỗi kế toán viên bắt buộc phải có bao gồm các công việc liên quan đến kiểm soát công nợ, các khoản phí của doanh nghiệp trong quá trình bán hàng.
Mỗi lĩnh vực sẽ đều có một nét đặc trưng riêng và các nghiệp vụ của kế toán bán hàng cũng vậy nhằm phù hợp với lĩnh vực hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Một số nghiệp vụ cơ bản của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Siêu thị: Thường xuyên kiểm tra và cập nhật dữ liệu tình trạng các mặt hàng. Lưu trữ chứng từ hóa đơn và đối chiếu doanh thu đã thu mua tổng kết định kỳ nhằm tránh tình trạng sai sót. Tính toán các chương trình khuyến mãi, ưu đãi…
- Đại lý: Kế toán viên tiến hành lập phiếu xuất kho hàng hoặc xuất các hóa đơn GTGT kèm với mặt hàng gửi bán cho bên đại lý.Tạo lập bảng kê khai ghi nhận doanh thu và hạch toán các khoản phí rồi gửi cho bên đại lý.
- Xuất nhập khẩu: Bao gồm các công việc liên quan đến xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác.
- Nhà hàng – Khách sạn: Tính toán và cập nhật giá thành cụ thể.
Các nghiệp vụ kế toán bán hàng là gì?
Các nghiệp vụ cơ bản của kế toán bán hàng
Các nghiệp vụ kế toán bán hàng theo giá có trên hợp đồng
Các nghiệp vụ kế toán bán hàng theo giá có trên hợp đồng sẽ bao gồm các công việc như sau:
- Nhân viên bán hàng hoặc kinh doanh sẽ tiến hành ký kết hợp đồng giao dịch mua bán với khách hàng;
- Khi đến thời điểm giao hàng, nhân viên bắt đầu lên yêu cầu xuất hàng ra khỏi kho;
- Sau đó, kế toán viên sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho và gửi cho trưởng bộ phận ký duyệt.
- Kế đến, thủ kho sẽ xuất hàng và ghi nhận thông tin vào sổ sách.
- Tiếp theo, nhân viên bên bán hàng hoặc nhân viên vận chuyển sẽ giao hàng cho khách.
- Tiếp đến là xuất hóa đơn cho khách hàng.
- Và cuối cùng là giao hóa đơn và yêu cầu khách hàng thanh toán.
Hướng dẫn hạch toán:
Ghi nhận doanh thu:
- Các nghiệp vụ kế toán bán hàng ghi nhận Nợ TK 111, 131 – Tổng giá thanh toán
- Ghi nhận Có TK 511, 512 – Doanh thu bán hàng chưa bao gồm VAT
- Ghi nhận Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng cần nộp (Nếu có), liên quan đến thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Thông tin về giá vốn:
- Nợ TK 632: Giá vốn của các mặt hàng bán
- Có TK: 152, 156…
Thu tiền bán hàng và ghi nhận:
- Nợ TK: 111, 112
- Có 131 : Tiền cần phải thu của khách hàng
Bán hàng có chiết khấu thương mại
Trong quá trình giao kết thỏa thuận, nếu như giao dịch với số lượng mặt hàng lớn thường sẽ có các khoản chiết khấu thương mại, do đó các nghiệp vụ bán hàng có chiết khấu thương mại gồm các hoạt động sau:
- Căn cứ vào nhu cầu thực tế của khách hàng, tiến hành báo giá;
- Sau khi đã bàn bạc và thống nhất giao hàng, nhân viên sẽ bắt đầu đề nghị xuất kho;
- Kế toán viên lập phiếu xuất kho và gửi cho trưởng bộ phận duyệt;
- Sau đó, thủ kho xuất hàng và ghi nhận thông tin vào sổ kho với mục đích theo dõi;
- Tiếp đến nhân viên kinh doanh hoặc bên vận chuyển sẽ bắt đầu giao hàng cho khách. Đồng làm lập đề nghị hàng cho khách hưởng chiết khấu thương mại nếu đáp ứng các điều kiện trong chính sách chiết khấu;
- Kế đến, kế toán viên bên bán hàng thực hiện việc ghi nhận doanh số, công nợ và theo dõi thông tin khách hàng hưởng chiết khấu;
- Xuất chứng từ hóa đơn cho khách hàng;
- Cuối cùng chuyển hóa đơn và ký biên bản xác nhận đã nhận hóa đơn gốc.
Hướng dẫn hạch toán
Doanh thu:
- Nợ TK 111, 131 – Tổng giá trị được thanh toán
- Có TK 511, 512 – Doanh thu bán hàng
- Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng cần nộp (Nếu có)
Các khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng được ghi nhận:
- Nợ TK 5211 – Chiết khấu thương mại
- Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng
- Nợ TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra được giảm
- Có TK 111, 112, 131 – Tổng tiền được chiết khấu
Bán hàng có khuyến mãi
Đối với bán hàng khuyến mãi sẽ gồm có 2 trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Bán hàng khuyến mãi không đi kèm với các điều kiện gồm các hoạt động như:
- Khi tiến hành chương trình khuyến mãi thường có 2 cách sau:
- Đăng ký với Sở Công thương ít nhất 7 ngày trước thời gian chương trình khuyến mãi. Khi được phê duyệt, tiến hành lập đề nghị xuất kho hàng hóa.
- Căn cứ vào chương trình khuyến mãi lập đề nghị xuất kho hàng nếu doanh nghiệp không đăng ký với Sở Công thương.
- Tạo phiếu xuất kho và gửi cho kế toán trưởng ký duyệt;
- Dựa trên các thông tin của phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành xuất kho;
- Ghi chép các dữ liệu vào sổ kho và sổ kế toán kho;
- Bên bộ phận phụ trách bắt đầu vận chuyển hóa nhằm phục vụ cho chương trình khuyến mãi;
- Cuối cùng kế toán viên tiến hành xuất chứng từ hóa đơn cho hàng khuyến mãi và ghi nhận các khoản phí đã thực hiện.
Hướng dẫn hạch toán:
- Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
- Nợ TK 6421 theo Thông tư 133
- Có TK 155, 156
- Trường hợp 2: Bán hàng khuyến mãi có đi kèm với các điều kiện gồm các hoạt động như:
- Tạo phiếu xuất kho và gửi cho kế toán trưởng ký duyệt;
- Căn cứ vào thông tin của phiếu xuất kho và ghi sổ kho, thủ kho bắt đầu xuất kho;
- Nhân viên kinh doanh/bán hàng phụ trách vận chuyển hàng hóa giao khách hàng;
- Kế toán viên ghi nhận các doanh thu bán hàng và doanh số của mặt hàng khuyến mãi;
- Kế toán viên bắt đầu xuất hóa đơn và gửi cho khách hàng
- Sau chương trình khuyến mãi nhân viên kinh doanh/bán hàng bắt đầu đối chiếu và xác định điều kiện một cách chính xác nhằm khách hàng hưởng sự kiện khuyến mãi. Sau đó tiến hành trả hàng cho khách hàng;
- Cuối cùng tiến hành lên báo cáo kết quả chương trình khuyến mãi và gửi cho Sở Công thương.
Bán hàng giảm giá
Các công việc trong nghiệp vụ kế toán bán hàng giảm giá bao gồm:
- Tạo biên bản nếu như các mặt hàng mua về không đúng quy chuẩn của chương trình giảm giá dựa theo hợp đồng đã ký với khách hàng;
- Lập chứng từ hóa đơn giảm giá cho khách;
- Tiến hành hạch toán và ghi chép thông tin vào sổ kế toán.
Hướng dẫn hạch toán:
- Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán chưa bao gồm VAT
- Nợ TK 3331 – Thuế GTGT cần nộp của mặt hàng bán phải giảm giá
- Có các TK 111, 112, 131…
Các mặt hàng bán trả lại
Đối với trường hợp khách hàng nhận hàng không đúng và trả lại thì nhiệm vụ của kế toán là lập phiếu kho dựa trên số hàng bị trả ghi vào sổ kho.
- Hai bên lập biên bản ghi nhận lại vấn đề và nguyên nhân trả hàng.
- Bên trả hàng cần cung cấp đầy đủ phiếu xuất kho, biên bản ghi nhận việc giao nhận hàng.
- Lập hóa đơn số lượng hàng trả với bên trả hàng
- Lập phiếu nhập kho và đưa lại cho bên nhận hàng trả lại
Hướng dẫn hạch toán:
Nhận lại hàng bị trả lại:
- Nợ TK 154, 155, 156,…
- Có TK 632 Giá vốn hàng bán
Khoản tiền thanh toán hàng trả lại:
- Nợ TK 531 – Mặt hàng bán bị trả lại
- Nợ TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng (Nếu có).
- Có TK 111, 112, 131,…
Các nghiệp vụ cơ bản của kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp đảm nhận nhiệm vụ gì?
Trong doanh nghiệp, kế toán bán hàng đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Phản ánh và đánh giá thực trạng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình bán hàng một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Đồng thời, kế toán bán hàng sẽ thực hiện các công việc như tính giá vốn cho mặt hàng mua và bán, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, cũng như doanh số bán ra một cách chính xác nhất nhằm phục vụ cho việc chỉ đạo kinh doanh.
- Xác định và phân tích chính xác, đầy đủ, kịp thời từng loại doanh thu, khoản phí và kết quả kinh doanh cho từng hoạt động và toàn doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
- Cung cấp, bổ sung thông tin và tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của quản lý.
Ngoài các công việc trên, trong doanh nghiệp kế toán bán hàng còn thực hiện những công việc được giao bởi kế toán trưởng hoặc trưởng bộ phận và nhiều danh mục công việc khác theo tuần, tháng, quý.
Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp đảm nhận nhiệm vụ gì?
Tổng kết
Trên đây là chi tiết các nghiệp vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 2023 mà Safebooks muốn chia sẻ đến Quý Anh/Chị. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp Quý Anh/Chị thu thập được nhiều thông tin bổ ích.