Bạn sẽ làm gì nếu bị thanh tra thuế?

Ngày đăng: 15/03/2023 04:50 PM

Nội dung bài viết

    Đối mặt với thanh tra thuế có thể là một trải nghiệm đầy áp lực và lo lắng. Nhưng bạn biết không, nếu bạn hiểu rõ quy định và biết cách chuẩn bị, việc này sẽ không còn là nỗi ám ảnh. Trong bài viết dưới đây, Safebooks sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình thanh tra thuế và những điều bạn cần làm khi bị thanh tra thuế. Hãy cùng chúng tôi khám phá những thông tin hữu ích này nhé!

    1. Khi nào doanh nghiệp bị thanh tra thuế

    Sau đây là 6 loại doanh nghiệp có khả năng cao sẽ nằm trong "tầm ngắm" của thanh tra thuế. Các doanh nghiệp này bao gồm:

    • Những doanh nghiệp có vấn đề liên quan đến chuyển giá, đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI).
    • Những doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng (VAT) được hoàn lại lớn.
    • Những doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi.
    • Những doanh nghiệp thuộc một số ngành có rủi ro thuế cao như: Thương mại điện tử, Bảo hiểm, Bất động sản.
    • Những doanh nghiệp có khả năng phải chịu nghĩa vụ thuế nhà thầu.
    • Các công ty, doanh nghiệp không bị thanh tra thuế trong một khoảng thời gian dài.

    Bên cạnh đó, cán bộ cơ quan thuế có thể tiến hành thanh tra thuế khi:

    • Doanh nghiệp/công ty có biểu hiện vi phạm luật thuế.
    • Cần giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
    • Hoặc thực hiện theo yêu cầu của công tác quản lý thuế dựa trên kết quả phân loại rủi ro hoặc theo đề nghị của Kiểm toán nhà nước. Kết luận của Thanh tra Nhà nước hoặc cơ quan khác có thẩm quyền nghi ngờ về quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. 

    Nếu doanh nghiệp thuộc các trường hợp được nêu trên, thì sẽ nhận được thông báo bằng văn bản về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

    Để giảm thiểu rủi ro bị thanh tra thuế, doanh nghiệp cần chú ý tuân thủ các quy định về thuế, nộp báo cáo thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời, và duy trì sổ sách, chứng từ kế toán đầy đủ và hợp pháp.

    2. Mục đích của việc thanh tra thuế

    Dựa trên Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 và Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023, mục đích của việc thanh tra thuế được xác định như sau:

    • Tiến hành chuẩn hóa các yếu tố công việc trong quá trình thanh tra thuế.
    • Đảm bảo rằng hoạt động thanh tra thuế tuân thủ đúng các điều khoản của pháp luật, đạt được sự thống nhất từ Tổng cục Thuế xuống Cục Thuế, nhằm đáp ứng nhu cầu cải cách và hiện đại hóa trong ngành thuế.
    • Tăng cường khả năng hoạt động của thanh tra thuế, bảo đảm tính công bằng, minh bạch và khách quan trong công tác thanh tra thuế.

    3. Quy trình thanh tra thuế

    Hiện nay, quy trình thanh tra thuế mới nhất đang được thực hiện theo Mục II Phần II Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015. Quy trình thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được tiến hành như sau:

    Giai đoạn 1: Chuẩn bị và ra quyết định thanh tra.

    Bước 1: Thu thập tài liệu, phân tích để xác định nội dung cần thanh tra

    Bước 2: Ra quyết định về việc thanh tra

    Bước 3: Thông báo công bố quyết định thanh tra

    Giai đoạn 2: Thực hiện thanh tra

    Bước 1: Công bố Quyết định thanh tra thuế

    Bước 2: Thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế

    Bước 3: Lập biên bản thanh tra

    Xem thêm: 

    Thời hạn thanh tra thuế, kiểm tra thuế và một số lưu ý trong quy trình kiểm tra thuế mà kế toán cần nắm rõ

    4. Cách chuẩn bị khi bị thanh tra thuế

    Sau khi nhận được thông báo, quyết định của cơ quan thuế về việc thanh tra thuế, người làm kế toán cần chuẩn bị các loại hồ sơ sau.

    4.1. Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị 

    Kế toán tiến hành rà soát, kiểm tra lại các hồ sơ pháp lý của công ty và các công văn đi, đến liên quan đến pháp lý, thuế.

    4.2. Sắp xếp chứng từ gốc 

    Kế toán sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo thứ tự trong Bảng kê thuế đầu vào, đầu ra đã nộp hàng tháng, hàng quý. Mỗi bộ chứng từ phải đầy đủ các giấy tờ chứng minh nghiệp vụ kế toán phát sinh (hóa đơn, hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý, phiếu xuất nhập kho,…). Tất cả chứng từ phải có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan.

    Lưu ý: Kế toán nên kiểm soát hồ sơ, chứng từ chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ và đúng quy định mới thực hiện thanh toán, hạch toán.

    4.3. Kiểm tra lại hạch toán nghiệp vụ kế toán trên phần mềm 

    Trên cơ sở kiểm tra các loại hóa đơn, chứng từ gốc, người làm kế toán đồng thời kiểm tra lại việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên phần mềm và tiến hành đối chiếu với các hóa đơn trên Cổng thông tin điện tử Hóa đơn điện tử.

    4.4. Sắp xếp các báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế 

    Kế toán tiến hành sắp xếp các loại báo cáo đã nộp theo năm. Hồ sơ phục vụ thanh tra thuế chủ yếu gồm các loại báo cáo sau:

    • Tờ kê khai thuế GTGT hàng tháng;
    • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
    • Báo cáo thuế TNDN tạm tính hàng quý;
    • Báo cáo tài chính;
    • Quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế,… theo từng năm.

    Với các loại sổ sách, người làm kế toán những sắp xếp theo năm và in đầy đủ các loại sổ sách theo quy định.

    4.5. Sắp xếp các loại hợp đồng 

    Kế toán tiến hành sắp xếp hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra riêng theo thứ tự thời gian phát sinh.

    Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có như biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, các loại biên bản bàn giao,…

    Ngoài ra, các loại hợp đồng khác phải chuẩn bị như hợp đồng lao động (bao gồm phụ lục đi kèm), hợp đồng giao khoán công việc, các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác hoặc tăng lương. Chú ý sắp xếp và chuẩn bị cả hồ sơ nhân sự đi kèm theo các hợp đồng lao động đã ký.

    Các loại hợp đồng thuê ngoài như thuê máy móc thiết bị, vận chuyển,…

    4.6. Kiểm tra sổ phụ ngân hàng 

    Kế toán kiểm tra xem đã chuẩn bị các sổ phụ ngân hàng hàng năm hay chưa.

    4.7. Các loại kiểm tra khác 

    Ngoài các loại hồ sơ, chứng từ và hợp đồng trên, kế toán phải tiến hành kiểm tra các loại hồ sơ sở:

    • Kiểm tra và đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ cái tài khoản;
    • Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản như hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào và sổ kế toán;
    • Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng đã có đầy đủ các đối chiếu hết công nợ với khách hàng;
    • Kiểm tra các khoản chi phí phải trả;
    • Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra với bảng kê khai thuế;
    • Kiểm tra đầu vào và đầu ra đã trùng khớp/không chênh lệch;
    • Kiểm tra chữ ký trên các hóa đơn, chứng từ đầy đủ.

    5. Kết luận

    Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được những thông tin cần thiết và biết cách hành động khi bị thanh tra thuế. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Safebooks để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về thuế và các vấn đề liên quan khác. Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia group Zalo của chúng tôi để có thể theo dõi và tham dự các sự kiện về thuế và kế toán Chúc bạn thành công trong việc quản lý thuế của mình!

    Xem thêm: 
    [Mới nhất 2024] Quy trình thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp

    [Youtube] Quy trình đón tiếp đoàn thanh tra kế toán và chủ doanh nghiệp cần nắm - Diễn giả: Nguyễn Văn Hải

    Đăng ký dùng thử miễn phí

    Bạn vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin, SafeBooks sẽ liên hệ ngay với bạn

    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập mã số thuế
    Tính năng nổi bật của phần mềm kế toán thuế mới nhất
    Tính năng nổi bật của phần mềm kế toán thuế mới nhất
    July 26, 2024, 3:28 pm
    Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất và 4 lưu ý quan trọng
    Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất và 4 lưu ý quan trọng
    July 24, 2024, 2:30 pm
    Kế toán nội bộ là gì? Các công việc kế toán nội bộ thường làm
    Kế toán nội bộ là gì? Các công việc kế toán nội bộ thường làm
    July 24, 2024, 11:48 am
    Kinh nghiệm giải trình khi thanh tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp
    Kinh nghiệm giải trình khi thanh tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp
    July 10, 2024, 4:40 pm
    Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam năm 2024
    Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam năm 2024
    July 10, 2024, 4:07 pm
    Các thủ thuật Excel hữu ích kế toán thường dùng
    Các thủ thuật Excel hữu ích kế toán thường dùng
    July 8, 2024, 11:28 am