Xây dựng báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình tài chính một cách chặt chẽ, kiểm soát tốt mọi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông Tư 200 chính xác. Thấu hiểu được điều đó, Safebooks xin gửi đến quý doanh nghiệp quy trình lập báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết nhất trong bài viết sau!
Hướng dẫn cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi tiết
Theo Điều 114 Thông tư 200/2014 TT- BTC, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm 5 cột. Cụ thể:
- Cột 1: Chỉ tiêu của báo cáo tài chính
- Cột 2: Mã số các chỉ tiêu báo cáo tài chính tương ứng
- Cột 3: Số hiệu của các chỉ tiêu báo cáo tài chính tương ứng
- Cột 4: Số phát sinh trong kỳ báo cáo tài chính năm
- Cột 5: Số liệu tài chính của năm trước (dùng trong mục đích so sánh)
Cách lập báo cáo kết quả hoạt hoạt động kinh doanh cụ thể như sau:
Chỉ tiêu | Mã số | Nội dung | Các xác định |
1. Doanh thu bán hàng và dịch vụ | 01 | Bao gồm doanh thu từ việc bán hàng, thực phẩm, đầu tư bất động sản, dịch vụ và các khoản doanh thu khác trong năm tài chính | Lũy kế phát sinh bên Có tài khoản 511 đối ứng với Nợ TK 111, 112, 131,… |
2. Các chi phí được giảm trừ | 02 | Các chi phí do hàng hóa bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá bán sản phẩm dẫn đến giảm doanh thu | Lũy kế phát sinh từ khoản Nợ của tài khoản 511 đối ứng với bên Có tài khoản 521 |
3. Khoản doanh thu thuần về bán sản phẩm và dịch vụ (Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và dịch vụ – Chi phí được giảm trừ) | 10 | Khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng, dịch vụ và chi phí được giảm trừ | Tổng khoản kết chuyển của Nợ tài khoản 511 đối ứng với Có TK 911 cuối kỳ |
4. Giá vốn của sản phẩm | 11 | Khoản chi phí cấu thành nên hàng hóa như: Chi phí thuê nhân công, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí được trừ khi khấu hao, các khoản chi phí khác… | Tổng giá trị khoản kết chuyển: Nợ TK 911 đối ứng với Có TK 632 vào cuối kỳ |
5. Lợi nhuận của việc bán hàng và dịch vụ (Lợi nhuận của việc bán hàng và dịch vụ = Khoản doanh thu thuần về bán sản phẩm và dịch vụ – Giá vốn của sản phẩm) | 20 | Khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán sản phẩm, dịch vụ và giá vốn của sản phẩm | |
6. Doanh thu từ hoạt động tài chính | 21 | Khoản thu được từ tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lợi nhuận được chia, cổ tức… | Tổng giá trị khoản kết chuyển Nợ TK 515 đối ứng với Có TK 911 cuối kỳ |
7. Chi phí về tài chính | 22 | Khoản chi phí phát sinh từ lãi vay phải trả, lỗ bán ngoại tệ, lãi mua hàng trả chậm,… | Tổng giá trị khoản kết chuyển Nợ TK 911 đối ứng với Có TK 635 cuối kỳ |
8. Khoản chi phí từ lãi vay | 23 | Chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo | Số liệu từ sổ kế toán chi tiết của TK 635, phần chi phí lãi vay trong kỳ |
9. Chi phí từ việc bán hàng | 25 | Khoản chi phí từ quá trình bán hàng: Chi phí cho hoạt động marketing, vận chuyển, đóng gói, bảo quản, … | Tổng giá trị khoản kết chuyển Nợ TK 911 đối ứng với Có TK 641 cuối kỳ |
10. Chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp | 26 | Khoản chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp, như: Chi phí khấu hao, tiền lương của nhân viên, công cụ dụng cụ, các loại chi phí khác,… | Tổng giá trị khoản kết chuyển Nợ TK 911 đối ứng với Có TK 642 cuối kỳ |
11. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21- 22)- (25 + 26)) | 30 | Kết quả từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (không bao gồm các khoản lợi nhuận khác) | |
12. Các khoản thu nhập khác | 31 | Khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: Lãi của việc thanh lý tài sản cố định, hàng hóa, chênh lệch lãi xuất phát từ việc đánh giá lại giá trị vật tư, … | Tổng giá trị khoản kết chuyển Nợ TK 711 đối ứng với Có TK 911 cuối kỳ |
13. Các khoản chi phí khác | 32 | Khoản chi phí này không dùng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như lỗ từ thanh lý các tài sản cố định, hàng hóa, lỗ xuất phát từ việc đánh giá lại giá trị vật tư, … | Tổng giá trị khoản kết chuyển Nợ TK 911 đối ứng với Có TK 811 cuối kỳ |
14. Các khoản lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) | 40 | Khoản chênh lệch của thu nhập khác và các chi phí khác | |
15. Lợi nhuận của doanh nghiệp trước thuế (50 = 30+40) | 50 | Lợi nhuận thuần từ công việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và các lợi nhuận khác | |
16. Khoản thuế thu nhập của doanh nghiệp hiện hành | 51 | Chi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm tài chính | Khoản kết chuyển Nợ TK 911 đối ứng với Có TK 8211 cuối kỳ hoặc được ghi âm nếu khoản Nợ TK 8211 đối ứng với Có TK 911 |
17. Khoản thuế thu nhập của doanh nghiệp hoãn lại | 52 | Khoản chênh lệch của TTN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm tài chính lớn hơn TTN hoãn lại phải trả được hoàn nhập lại trong năm | Khoản kết chuyển Nợ TK 911 đối ứng với Có TK 8212 cuối kỳ hoặc được ghi âm nếu khoản Nợ TK 8212 đối ứng với Có TK 911 |
18. Lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế (60 = 50 – 51 – 52) | 60 | Lợi nhuận trước thuế trừ thuế TNDN | |
19. Lãi từ cổ phiếu | 70 | Lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ được phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu | |
20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu | 71 | Lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến sự tác động của các công cụ trong tương lai (chuyển đổi hoặc pha loãng giá trị cổ phiếu) |
Các cơ sở để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Có 02 cơ sở để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm:
- Xem xét Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm trước.
- Sử dụng sổ kế toán tổng hợp và chi tiết trong giai đoạn này, chú trọng vào các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn lập báo cáo tài chính mới nhất
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Doanh thu bán hàng và dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một cách để xác định tổng số tiền doanh nghiệp kiếm được trong năm báo cáo. Bao gồm tiền thu được từ việc bán hàng, sản phẩm, bất động sản đầu tư, dịch vụ cung cấp và các nguồn thu khác. Để tính chỉ số này, doanh nghiệp cần lấy tổng số tiền đã kiếm được từ tài khoản 511 trong năm báo cáo.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới mà không phải là các công ty riêng lẻ, cần loại bỏ các số tiền thu từ các giao dịch nội bộ.
Chỉ số này không bao gồm các loại thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các khoản thuế, phí khác.
Các chi phí được giảm trừ
Khoản giảm trừ doanh thu là một chỉ số nhằm xác định các khoản tiền được trừ đi từ tổng số doanh thu trong năm. Chi phí này bao gồm các khoản tiền đã giảm giá sản phẩm hoặc dịch vụ, các khoản chiết khấu thương mại và tiền thu từ việc trả lại sản phẩm trong khoảng thời gian được báo cáo.
Các số liệu cho chỉ tiêu này được tính bằng cách tổng hợp các số tiền đã giảm trừ từ tài khoản 511 và được ghi vào tài khoản tương ứng là 521 trong báo cáo tài chính.
Lưu ý: Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu hoặc các phí mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước và không được tính vào doanh thu. Những khoản này thường được ghi vào tài khoản 511 và không được xem là một phần của khoản giảm trừ doanh thu
Khoản doanh thu thuần về bán sản phẩm và dịch vụ
Chi phí này đo lường tổng doanh thu từ việc bán sản phẩm, dịch vụ và tài sản đầu tư của doanh nghiệp. Khoản thu này được tính bằng cách lấy doanh thu tổng và trừ đi các khoản giảm trừ như chiết khấu thương mại, giảm giá sản phẩm và trả lại sản phẩm trong một khoảng thời gian cụ thể.
Khoản doanh thu thuần về bán sản phẩm và dịch vụ được dùng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp và được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chiết khấu và trả lại.
Giá vốn của sản phẩm
Giá vốn hàng bán là một chỉ số dùng để xác định tổng số tiền mà doanh nghiệp đã dùng để sản xuất và bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Khoản chi phí này bao gồm giá thành của sản phẩm đã bán, cũng như các chi phí khác liên quan đến việc sản xuất và bán hàng.
Để tính chỉ số này, doanh nghiệp cần lấy tổng số tiền đã chi trả từ tài khoản “Giá vốn hàng bán” (Tài khoản 632) trong báo cáo tài chính.
Lợi nhuận của việc bán hàng và dịch vụ
Lợi nhuận của việc bán hàng và dịch vụ là chỉ số dùng để xác định số chênh lệch giữa tổng doanh thu từ việc bán hàng, sản phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ so với chi phí hàng hoá bán ra trong khoảng thời gian báo cáo. Doanh nghiệp có thể tính lợi nhuận của việc bán hàng và dịch vụ bằng cách trừ tổng doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho chi phí hàng hoá bán ra.
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính giúp doanh nghiệp xác định được tổng số tiền doanh nghiệp kiếm được từ các hoạt động tài chính trong khoảng thời gian báo cáo. Để tính chỉ tiêu này, doanh nghiệp cần lấy tổng số tiền phát sinh từ tài khoản Doanh thu hoạt động tài chính ứng với tài khoản 911 trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Lưu ý: Khi doanh nghiệp phải lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới mà không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu từ các giao dịch nội bộ cần phải loại bỏ khỏi chỉ tiêu này để tránh hiển thị số liệu không phản ánh thực tế.
Chi phí về tài chính
Chi phí tài chính là số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho các hoạt động tài chính của họ trong khoảng thời gian báo cáo. Khoản chi phí này bao gồm tiền lãi phải trả cho vay, chi phí liên quan đến việc sử dụng bản quyền và các chi phí khác liên quan đến các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Lưu ý: Khi doanh nghiệp cấp trên lập báo cáo tổng hợp và các doanh nghiệp cấp dưới không có tư cách pháp nhân riêng, các khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ thường phải được loại trừ khỏi báo cáo.
Khoản chi phí từ lãi vay
Chi phí từ lãi vay là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho việc mượn tiền (gọi là chi phí lãi vay) và được tính vào phần tiền bạn phải trả trong tài chính của doanh nghiệp khi doanh nghiệp làm báo cáo tài chính.
Chi phí từ việc bán hàng
Chi phí từ việc bán hàng là số tiền doanh nghiệp phải trả để bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trong khoảng thời gian mà báo cáo này đang áp dụng. Số tiền này được lấy từ mục “Chi phí bán hàng” ở phần ghi nợ của TK 641 và ghi vào mục “Xác định kết quả kinh doanh” ở phần ghi có của TK 911 trong báo cáo tài chính.
Chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp
Chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp xác định tổng số tiền mà doanh nghiệp đã tiêu vào các hoạt động quản lý trong một giai đoạn cụ thể. Để tính chỉ số này, doanh nghiệp lấy tổng số tiền đã chi trong TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” (bên Có) và so sánh với số tiền đã thu được từ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (bên Nợ) trong cùng giai đoạn đó.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là chỉ số cho biết kết quả của việc kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Để tính toán chỉ số này, doanh nghiệp lấy lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, sau đó trừ đi chi phí tài chính và các chi phí liên quan đến việc bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Các khoản thu nhập khác
Các khoản thu nhập khác là nguồn thu mà doanh nghiệp đã thu được trong khoảng thời gian báo cáo. Để tính chi phí này, doanh nghiệp cần dựa trên tổng số tiền đã thu từ TK 711 “Thu nhập khác” (được ghi ở phần nợ) và TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (được ghi ở phần Có) trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Lưu ý: Đối với các giao dịch như thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) hoặc bất động sản đầu tư (BĐSĐT), số tiền ghi vào chỉ tiêu này là sự chênh lệch giữa tổng số tiền thu từ việc thanh lý hoặc bán TSCĐ, BĐSĐT và giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT cộng với chi phí thanh lý.
Lời kết
Trên đây là chi tiết cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà quý doanh nghiệp có thể tham khảo. Hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của Safebooks để biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!