6 cách tính giá thành đơn giản nhất, kèm file excel mẫu tính giá thành chỉ cần thay số

Ngày đăng: 30/05/2024 09:13 AM

Nội dung bài viết

    Bạn đang tìm kiếm cách tính giá thành hiệu quả? Hãy khám phá 6 cách tính giá thành đơn giản nhất trong bài viết này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một file Excel mẫu, giúp bạn dễ dàng tính toán giá thành chỉ bằng cách thay đổi các con số. Từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn, việc hiểu rõ giá thành sản phẩm là yếu tố then chốt để đảm bảo lợi nhuận và sự phát triển bền vững. Hãy cùng Safebooks tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp tính giá thành và làm thế nào để áp dụng chúng vào doanh nghiệp của bạn.

    1. Giá thành sản phẩm có bao nhiêu loại?

    Giá thành sản phẩm được xác định bằng tổng số tiền của tất cả các chi phí liên quan đến lao động, nguyên liệu, thiết bị và máy móc cần thiết để hoàn thiện sản phẩm trong điều kiện sản xuất thông thường của doanh nghiệp.

    Để hoàn thiện một sản phẩm, doanh nghiệp thường phải chịu các loại chi phí sau:

    • Chi phí lao động trực tiếp
    • Chi phí nguyên liệu (bao gồm nguyên liệu chính và phụ)
    • Chi phí sản xuất chung: Đây là các chi phí chung liên quan đến việc tạo ra sản phẩm, bao gồm khấu hao, thiết bị, lao động quản lý, nguyên liệu tiêu hao

    Phân loại giá thành sản phẩm dựa trên thời điểm tính, gồm 3 loại chính:

    • Giá thành kế hoạch: Đây là mức chi phí dự kiến để sản xuất sản phẩm, dựa trên số lượng sản phẩm theo kế hoạch và chi phí sản xuất dự kiến.
    • Giá thành định mức: Mức chi phí dự kiến để sản xuất sản phẩm, dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất tại một thời điểm cụ thể cho mỗi kỳ kế hoạch.
    • Giá thành thực tế: Mức chi phí sản xuất được xác định thông qua quá trình kế toán, dựa trên chi phí sản xuất thực tế.

    Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí, gồm 2 loại chính:

    • Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất tại nhà máy sản xuất, như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và các chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình sản xuất.
    • Giá thành tiêu thụ: Khái niệm này rộng hơn, bao gồm cả giá thành sản xuất và thêm vào đó là chi phí quản lý doanh nghiệp, cũng như chi phí phục vụ việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

    2. Quy trình tính giá thành sản phẩm

    Dưới đây là quy trình 6 bước cần thực hiện khi tính giá thành sản phẩm:

    Bước 1: Tổng kết chi phí liên quan đến sản xuất 

    Bước 2: Phân chia các loại chi phí 

    Bước 3: Xác lập số lượng sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm dở dang cuối kỳ 

    Bước 4: Đánh giá cuối kỳ và xác định giá trị của sản phẩm dở dang 

    Bước 5: Tính toán giá trị của sản phẩm hoàn thiện 

    Bước 6: Tính toán giá thành và hoàn thành quy trình tính giá thành sản phẩm

    3. Các cách tính giá thành sản phẩm

    Dưới đây là 6 cách tính giá thành sản phẩm đơn giản mà bạn cần biết:

    3.1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn (trực tiếp)

    Phương pháp tính giá thành đơn giản thường được sử dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất không phức tạp, số lượng sản phẩm ít, sản xuất đại trà và chu kỳ sản xuất ngắn.

    Công thức tính giá thành:

    Giá thành sản phẩm

    =

    Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

    +

    Chi phí sản xuất trong kỳ

    Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

    Giá thành trên một đơn vị sản phẩm

    =

    Giá thành sản phẩm
    Số lượng sản phẩm hoàn thành

    Ví dụ:

    Công ty Safebooks trong tháng 10 sản xuất sản phẩm B, các chi phí liên quan đến quy trình sản xuất sản phẩm B như sau:

    Tổng chi phí cho nguyên vật liệu trực tiếp: 200.000.000 đồng; 

    Tổng chi phí cho nhân công trực tiếp: 40.000.000 đồng; 

    Tổng chi phí cho sản xuất chung: 60.000.000 đồng. Công ty Beta không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Tất cả 300 sản phẩm B sau khi hoàn thành đều được chuyển vào kho. Tính giá thành sản phẩm B:

    Trả lời:

    Tổng giá thành sản xuất sản phẩm B = 200.000.000 + 40.000.000 + 60.000.000 = 300.000.000 đồng;

    Giá thành đơn vị sản phẩm B = 300.000.000/300 = 1.000.000 đồng.

    3.2 Phương pháp định mức

    Phương pháp tính giá thành theo định mức được sử dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định, đã xây dựng và quản lý được định mức cho từng khâu trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp này cũng có khả năng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thông qua khâu kế toán, và thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh định mức để phù hợp.

    Công thức tính giá thành:

    Giá thành thực tế sản phẩm

    =

    Giá thành định mức đơn vị sản phẩm từng loại

    x

    Tỷ lệ chi phí (%)

    Trong đó: 

    Tỷ lệ chi phí (%) = (Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm / Tổng giá thành sản xuất định mức của các loại sản phẩm) x 100

    3.3 Tính giá thành theo phương pháp hệ số 

    Phương pháp tính giá thành hệ số thích hợp cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu và lượng lao động cố định trong quá trình sản xuất, nhưng tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chi phí được tập hợp chung cho toàn bộ quá trình sản xuất thay vì cho từng sản phẩm cụ thể. Điều này thường được áp dụng trong các ngành như may mặc, hóa chất, chế tạo, cơ khí, điện cơ, chăn nuôi…

    Công thức tính giá thành:

    Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

    =

    Tổng giá thành của tất cả các sản phẩm
    Tổng số sản phẩm gốc

    Trong đó:

    • Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm của từng loại x Hệ số quy đổi từng loại

    Doanh nghiệp cần xác định hệ số quy đổi riêng cho từng loại sản phẩm khác nhau dựa trên một loại sản phẩm. Hệ số tiêu chuẩn thường được quy ước là hệ số 1.

    • Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn.

    Ví dụ:

    có quy trình sản xuất công nghệ đơn giản, khép kín. Sản phẩm của quy trình công nghệ là hai sản phẩm A, B. Tương ứng với hai sản phẩm, công ty đã xác định hệ số giá thành sản phẩm A là 1, sản phẩm B là 1.2.

    Chi phí dở dang đầu kỳ: Nguyên vật liệu trực tiếp còn tồn đầu kỳ: 90.000.000 đồng; Nhân công trực tiếp: 20.000.000 đồng; 

    Chi phí sản xuất chung chưa phân bổ: 30.000.000 đồng.

    Chi phí phát sinh trong kỳ: Tổng chi phí cho nguyên vật liệu trực tiếp: 200.000.000 đồng; 

    Tổng chi phí chi cho nhân công trực tiếp: 40.000.000 đồng; 

    Tổng chi phí dùng cho sản xuất chung: 60.000.000 đồng.

    Chi phí phát sinh trong kỳ: Sản xuất hoàn thành 80 sản phẩm A, 20 sản phẩm A dở dang mức chế biến hoàn thành 50%, 70 sản phẩm B, 15 sản phẩm B dở dang mức chế biến hoàn thành 50%. 

    Tính giá thành của sản phẩm A, B theo từng khoản mục trong đó chi phí nguyên vật liệu phát sinh 1 lần từ đầu quy trình công nghệ, các chi phí khác phát sinh dần.

    Trả lời:

    Tổng số sản phẩm hoàn thành theo sản phẩm tiêu chuẩn: 80 x 1 + 70 x 1.2 = 164; 

    Tổng số sản phẩm dở dang quy đổi để phân bổ chi phí nguyên vật liệu: 20 x 1 + 15 x 1.2 = 38; 

    Tổng sản phẩm dở dang quy đổi để phân bổ chi phí chế biến (nhân công trực tiếp, sản xuất chung) = 20 x 50% x 1 + 15 x 1.2 x 50% = 19. 

    Phân bổ chi phí theo tổng lượng đầu ra: 164 + 38

    Tổng chi phí chi cho nguyên vật liệu trực tiếp: (200.000.000 + 90.000.000) / (164 + 38) x 38 = 54.554.455 đồng; 

    Tổng chi phí chi cho nhân công trực tiếp: (40.000.000 + 20.000.000) / (164 + 19) x 19 = 6.229.508 đồng; 

    Tổng chi phí dùng cho sản xuất chung: (30.000.000 + 60.000.000) / (164 + 19) x 19 = 9.344.262 đồng. 

    Xác định giá thành sản phẩm tiêu chuẩn trong kỳ và quy đổi để tính giá thành sản phẩm như sau:

    Tổng giá thành sản phẩm tiêu chuẩn nguyên vật liệu trực tiếp: 235.445.545 đồng; 

    Tổng giá thành sản phẩm tiêu chuẩn nhân công trực tiếp: 53.770.492 đồng; 

    Tổng giá thành sản phẩm tiêu chuẩn sản xuất chung: 80.655.738 đồng; 

    Tổng giá thành sản phẩm tương ứng x 80 sản phẩm: (235.445.545 + 53.770.492 + 80.665.738) / 164 x 80 = 180.430.134 đồng; 

    Tổng giá thành sản phẩm tương ứng x 70 sản phẩm: (235.445.545 + 53.770.492 + 80.665.738) / 164 x 1.2 x 70 = 189.451.641 đồng.

    3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng 

    Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng được sử dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất theo đơn hàng, sản xuất từng chiếc hoặc hàng loạt theo yêu cầu của khách hàng. Giá thành sẽ được tính cho từng đơn hàng và việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết theo từng đơn hàng.

    Công thức tính giá thành:

    Giá thành của từng đơn hàng

    =

    Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

    +

    Chi phí nhân công trực tiếp

    +

    Chi phí sản xuất chung (*)

    (*): Các chi phí này được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đơn đặt hàng.

    3.5 Phương pháp phân bước

    Phương pháp tính giá thành theo từng bước được sử dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất diễn ra ở nhiều bộ phận sản xuất với nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau. Chi phí được tập hợp theo từng bộ phận hoặc giai đoạn cụ thể của sản phẩm. Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có nhu cầu bán nửa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu quản lý nội bộ giữa các giai đoạn công nghệ (bộ phận, phân xưởng). Doanh nghiệp cần xác định giá thành phẩm trước khi xác định giá thành sản phẩm.

    Công thức tính:

    Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ

    =

    Giá thành sản phẩm giai đoạn 1

    +

    Giá thành sản phẩm giai đoạn 2

    +

    +

    Giá thành sản phẩm giai đoạn n

     

    3.6 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

    Phương pháp tính giá thành này được áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong quá trình sản xuất cùng một lúc, ngoài sản phẩm chính, doanh nghiệp còn thu được các sản phẩm phụ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần phải trừ giá trị của sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất để tính giá trị của sản phẩm chính.

    Giá trị của sản phẩm phụ có thể được xác định dựa trên các phương pháp sau:

    Có thể tái sử dụng; Giá ước lượng; Giá kế hoạch; Giá nguyên liệu ban đầu

    Công thức tính giá thành:

     

    Tổng giá thành sản phẩm chính

    =

    Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ

    +

    Tổng chi phí phát sinh trong kỳ

    -

    Giá trị sản phẩm phụ ước tính thu hồi

    -

    Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ

     

    4. Kế toán tập hợp giá thành sản phẩm

    Trong phạm vi của bài viết là một số nghiệp vụ cơ bản liên quan đến việc tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp theo Thông tư 133.

    Tài khoản được sử dụng: TK 154 - chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: phản ánh các chi phí phát sinh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất theo Thông tư 133 theo phương pháp kê khai thường xuyên.

    • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, căn cứ phiếu xuất kho sản xuất hạch toán; 
      • Nợ TK 154 - Có TK 152, 153: Giá xuất kho NVL. 
    • Chi phí lương và chi phí bảo hiểm bắt buộc liên quan, căn cứ vào phiếu hạch toán lương; 
      • Nợ TK 154 - Có TK 334, 3383, 3384, 3386.
    • Chi phí sản xuất chung: Khấu hao máy móc, nhà xưởng, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí mua ngoài. 
      • Nợ TK 154; 
      • Có TK 214: Chi phí khấu hao máy móc, nhà xưởng; 
      • Có TK 242: Chi phí phân bổ CCDC; 
      • Có TK 335 / 111 / 331…: Chi phí mua ngoài, chi phí phải trả khác (gia công, điện nước, thuê xưởng…).
    • Hạch toán NVL nhập lại kho do không sử dụng hết, căn cứ vào phiếu nhập kho. 
      • Nợ TK 152 - Có TK 154: Giá trị nhập kho.
    • Hạch toán chi phí sản xuất vượt định mức. 
      • Nợ TK 632 - Có TK 154: Chi phí sản xuất vượt định mức.
    • Hạch toán thành phẩm hoàn thành: 
      • Nợ TK 155: Giá trị thành phẩm nhập kho; 
      • Nợ TK 632: Nếu thành phẩm không nhập kho mà bán trực tiếp (thường áp dụng cho hoạt động xây dựng hoặc dịch vụ); 
      • Nợ TK 241 / 642, 641: Nếu thành phẩm không nhập kho mà đưa vào tiêu dùng ngay; 
      • Có TK 154.

    5. Ví dụ tính giá thành

    Tính giá thành sản phẩm là một công việc thường xuyên và vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc này, Safebooks đã đơn giản hóa việc tính giá thành sản phẩm của bạn bằng cách tổng hợp tất cả các công thức tính giá thành sản phẩm vào một file excel. Với file excel này, bạn có thể dễ dàng thao tác và tính toán giá thành sản phẩm một cách chính xác nhất mà không cần tốn quá nhiều thời gian.

    Dưới đây là file excel tính giá thành ví dụ để anh/chị tham khảo sử dụng: Download
    Ngoài cách phương pháp tính giá thành thủ công bằng excel anh/chị có thể tham khảo giải pháp phần mềm kế toán tính giá thành Safebooks.vn

    SafeBooks là một phần mềm kế toán online, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp. Dưới đây là những giải pháp Safebooks dành cho doanh nghiệp sản xuất:

    • Tự động tính giá thành
    • Theo dõi tình hình sản xuất từng đơn hàng, hợp đồng,...
    • Tự động phân bổ chi phí sản xuất chung và đánh giá sản phẩm dở dang
    • Cảnh báo tồn kho tối thiểu
    • Kiểm soát NVL

    Với những tính năng này, Safebooks giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí sản xuất một cách hiệu quả, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh một cách thông minh hơn.

    Tham khoản phần mềm kế toán tính giá thành tại đây: 

    Phần mềm kế toán cho doanh nghiệp sản xuất

    Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn đã nắm bắt được các phương pháp tính giá thành chính xác và phù hợp với doanh nghiệp... 

    Đăng ký dùng thử miễn phí

    Bạn vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin, SafeBooks sẽ liên hệ ngay với bạn

    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập mã số thuế
    Tính năng nổi bật của phần mềm kế toán thuế mới nhất
    Tính năng nổi bật của phần mềm kế toán thuế mới nhất
    July 26, 2024, 3:28 pm
    Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất và 4 lưu ý quan trọng
    Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất và 4 lưu ý quan trọng
    July 24, 2024, 2:30 pm
    Kế toán nội bộ là gì? Các công việc kế toán nội bộ thường làm
    Kế toán nội bộ là gì? Các công việc kế toán nội bộ thường làm
    July 24, 2024, 11:48 am
    Kinh nghiệm giải trình khi thanh tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp
    Kinh nghiệm giải trình khi thanh tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp
    July 10, 2024, 4:40 pm
    Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam năm 2024
    Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam năm 2024
    July 10, 2024, 4:07 pm
    Các thủ thuật Excel hữu ích kế toán thường dùng
    Các thủ thuật Excel hữu ích kế toán thường dùng
    July 8, 2024, 11:28 am