Khái niệm thanh tra thuế, kiểm tra thuế
- Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ của người nộp thuế trong việc kê khai thuế. Về nguyên tắc, nó là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.
- Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn, nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp. Thanh tra thuế được thực hiện định kì đối với các đối tượng nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn hoặc với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra thuế để giải quyết các khiến nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Mục đích của thanh tra thuế bao giờ cũng rộng và sâu hơn các hoạt động kiểm tra thuế
Sự khác nhau cơ bản giữa thanh tra thuế, kiểm tra thuế
*Về mục đích:
Mục đích của thanh tra thuế bao giờ cũng rộng và sâu hơn các hoạt động kiểm tra thuế, đặc biệt đối với các hoạt động thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo thì sự khác biệt về mục đích giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra càng rõ ràng hơn nhiều.
- Kiểm tra thuế: Nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
- Thanh tra thuế: Đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; xác minh và thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.
* Tính chất công việc:
- Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, nhằm quản lý tình hình nộp thuế trên địa bàn.
- Thanh tra thuế là công việc được tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất của cơ quan quản lý thuế khi: khi: phát hiện dấu hiệu vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
*Địa điểm thực hiện
- Kiểm tra thuế: Tại cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.
- Thanh tra thuế: Chỉ thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế.
*Về thời hạn tiến hành:
- Đối với kiểm tra thuế: Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá mười ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế (thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra); trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra thuế có thể gia hạn một lần nhưng không quá mười ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.
- Đối với thanh tra thuế: Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra thuế có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày. Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày. Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
*Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Đối với kiểm tra thuế: Được tiến hành với bất kỳ người nộp thuế nào. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thực hiện với các trường hợp: Người nộp thuế không giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc giải trình, khai bổ sung không đúng, không chứng minh được số thuế phải nộp, số thuế miễn, giảm, hoàn đúng. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Kiểm tra đối với các đối tượng kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế.
- Đối với thanh tra thuế: Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoạch thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Trên đây là một vài điểm khác biệt nổi bật giúp các Doanh nghiệp không bị hầm lẫn giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế
Nếu muốn biết thêm về:
- Quy trình kiểm tra thuế doanh nghiệp.
- Trách nhiệm quyền hạn của doanh nghiệp khi làm việc với đoàn thanh – kiểm tra thuế.
- Các dấu hiệu của doanh nghiệp có rủi ro về thuế, các quy định kiểm tra thuế của doanh nghiệp
- Cần chuẩn bị những hồ sơ, chứng từ gì để phục vụ thanh tra, quyết toán, bảo vệ tối đa chi phí thuế.
- Phân tích các rủi ro Doanh nghiệp thường gặp phải thanh tra thuế Doanh nghiệp, kiểm tra báo cáo thuế Doanh nghiệp
Tải ngay ebook “Cẩm nang thanh tra thuế, kiểm tra thuế”
Cẩm nang thanh tra thuế – kiểm tra thuế